Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

THỌ XUÂN: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH THANH HÓA

Ngày 05/08/2024 00:00:00

Huyện Thọ Xuân nằm ở trung tâm vùng động lực phía Tây của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, địa phương luôn nỗ lực, phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường với quyết tâm cao và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, đã hoàn thành xây dựng 09 tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn nâng cao, giai đoạn 2021-2025 hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định.

z5679201294786_cfbf508ae5547f8b6bc4f4b8b71e9a41.jpg 

Phát huy kết quả đạt được, đồng thời với quan điểm, xác định xây dựng huyện NTM nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước và công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Mục tiêu là tiếp tục xây dựng NTM bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM nâng cao; phấn đấu hoàn thành 26/26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 06 xã NTM kiểu mẫu gắn với tiêu chí phường. Tập trung xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh Thanh Hóa; có nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nền văn hóa đậm đà bản sắc; xã hội phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Cụ thể, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 74 triệu đồng trở lên; Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm giữ ở mức 115.500 tấn; Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2025, đạt 880 ha trở lên; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu có 18 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng của phường theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3% sau khi trừ hộ nghèo không còn khả năng lao động (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025), tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt 100%.

z5679206666064_5383f970a503a1ea0017658e24597091.jpg

Để đạt mục tiêu trên, huyện đề ra các giải pháp cụ thể. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về xây dựng NTM bền vững, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, làm thay đổi tư duy của cán bộ và Nhân dân về Chương trình xây dựng NTM; Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Thọ Xuân chung sức xây dựng nông thôn mới” trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên toàn địa bàn, huy động và tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp tham gia xây dựng NTM; Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện các mô hình làm tốt, cách làm mới có hiệu quả, phổ biến, nhân ra diện rộng, có khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê bình các tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu tích cực trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Nha mang tai Tho Hai.png

Cùng với tuyên truyền, huyện chỉ đạo tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025; trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động “Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của địa phương (như lúa giống, lúa chất lượng cao, thịt lợn, gà thịt, cây ăn quả) gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa; phát triển các cánh đồng mẫu lớn liên kết chuỗi giá trị và kinh tế trang trại. Thực hiện Kế hoạch “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên phạm vi toàn huyện, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi địa phương,.... huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn huyện có thêm 03 sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp tỉnh, 20 sản phẩm cấp huyện trở lên. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX theo Luật năm 2012, thành lập các HTX kiểu mới làm ăn hiệu quả tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tập trung đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến tìm kiếm thị trường cho các hộ nông dân và doanh nghiệp tại các địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa… Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân trong tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục quảng bá kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch và được đầu tư hạ tầng; Chú trọng mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ, dệt may, giày da, công nghiệp điện tử. Rà soát đánh giá lại hoạt động của các làng nghề và có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng; Tiếp tục phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: chế biến nông sản; đồ gỗ nội thất, xây dựng, gia dụng; gạch xây dựng các loại.

z5701044338371_b0f5154b60d902b2ad23829b7b838a4e.jpg

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Văn hóa-Xã hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang ở nông thôn, cũng như quản lý tốt các lễ hội,… Xây dựng kế hoạch, chú trọng thực hiện các giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện NTM, NTM nâng cao, nhất là các tiêu chí thiếu tính bền vững, như: Môi trường, Văn hoá và An ninh trật tự, Thu nhập, đời sống người dân. Tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM gắn với xây dựng tiêu chí phường và trở thành thị xã trước năm 2030; tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng Kinh tế - Xã hội; mở rộng mô hình cộng đồng dân cư tự quản các công trình, tổ chức tu bổ, tôn tạo và xây mới các công trình theo quy hoạch nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình; khảo sát, lập dự án các tuyến đường cần nâng cấp, xây dựng hệ thống kênh mương thoát nước, hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường liên xã, đường trục thôn, các biển báo, chỉ dẫn giao thông đảm bảo đồng bộ trên địa bàn huyện; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội, các hộ nghèo tiếp cận đa chiều, đảm bảo công tác an sinh xã hội, ....

z5701044234239_4ae1436800c598846abe5c2d86400090.jpg

Tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp, trên địa bàn huyện; nhân rộng các mô hình tự quản vệ sinh môi trường, các mô hình đường hoa - cây xanh thay thế cỏ dại ven đường, kênh mương, tổ chức các cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình vườn mẫu - khu dân cư kiểu mẫu để áp dụng, triển khai trên địa bàn huyện nhằm tạo môi trường nông thôn trong xanh, sạch - đẹp, tiếp tục chỉ đạo việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ hộ gia đình để giảm lượng rác thải thu gom; xử lý các bãi chôn lấp rác thải theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường, phối hợp triển khai thực hiện mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã còn lại trên địa bàn huyện.

z5701044270791_ad70512e379bf0a42111458889c49663.jpg

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch, bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử, văn hóa, nhằm khai thác và phát huy tiềm năng về du lịch của huyện; tăng cường công tác xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, đồng thời thực hiện tốt quy chế, hương ước, quy ước hoạt động của thôn, làng văn hóa trong việc cưới, việc tang, hình thành nếp sống văn minh trong khu dân cư. Xây dựng kế hoạch tổ chức sắp xếp, quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa tại các đơn vị sáp nhập đảm bảo phát huy tối đa công năng sử dụng. 

z5679201459657_8394839a5e735ed60329934ad2afbb44.jpg

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, ma túy; triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT; Xây dựng và thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; giải quyết tốt đơn thư của công dân; tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình cụm liên kết về an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả như mô hình “Tổ 3 trên 1”, “Tổ 3 chủ động”, “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”; góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thực sự tạo ra NTM bình yên. Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Cùng với các  giải pháp trên, huyện chú trọng và đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sở sở, theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động giám sát và phản biện xã hội cũng như sự giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, phấn đấu xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh, trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc./.

Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân

  

THỌ XUÂN: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 05/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Huyện Thọ Xuân nằm ở trung tâm vùng động lực phía Tây của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, địa phương luôn nỗ lực, phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường với quyết tâm cao và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, đã hoàn thành xây dựng 09 tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn nâng cao, giai đoạn 2021-2025 hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định.

z5679201294786_cfbf508ae5547f8b6bc4f4b8b71e9a41.jpg 

Phát huy kết quả đạt được, đồng thời với quan điểm, xác định xây dựng huyện NTM nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước và công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Mục tiêu là tiếp tục xây dựng NTM bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM nâng cao; phấn đấu hoàn thành 26/26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 06 xã NTM kiểu mẫu gắn với tiêu chí phường. Tập trung xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh Thanh Hóa; có nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nền văn hóa đậm đà bản sắc; xã hội phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Cụ thể, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 74 triệu đồng trở lên; Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm giữ ở mức 115.500 tấn; Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2025, đạt 880 ha trở lên; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu có 18 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng của phường theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3% sau khi trừ hộ nghèo không còn khả năng lao động (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025), tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt 100%.

z5679206666064_5383f970a503a1ea0017658e24597091.jpg

Để đạt mục tiêu trên, huyện đề ra các giải pháp cụ thể. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về xây dựng NTM bền vững, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, làm thay đổi tư duy của cán bộ và Nhân dân về Chương trình xây dựng NTM; Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Thọ Xuân chung sức xây dựng nông thôn mới” trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên toàn địa bàn, huy động và tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp tham gia xây dựng NTM; Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện các mô hình làm tốt, cách làm mới có hiệu quả, phổ biến, nhân ra diện rộng, có khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê bình các tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu tích cực trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Nha mang tai Tho Hai.png

Cùng với tuyên truyền, huyện chỉ đạo tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025; trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động “Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của địa phương (như lúa giống, lúa chất lượng cao, thịt lợn, gà thịt, cây ăn quả) gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa; phát triển các cánh đồng mẫu lớn liên kết chuỗi giá trị và kinh tế trang trại. Thực hiện Kế hoạch “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên phạm vi toàn huyện, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi địa phương,.... huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn huyện có thêm 03 sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp tỉnh, 20 sản phẩm cấp huyện trở lên. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX theo Luật năm 2012, thành lập các HTX kiểu mới làm ăn hiệu quả tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tập trung đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến tìm kiếm thị trường cho các hộ nông dân và doanh nghiệp tại các địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa… Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân trong tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục quảng bá kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch và được đầu tư hạ tầng; Chú trọng mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ, dệt may, giày da, công nghiệp điện tử. Rà soát đánh giá lại hoạt động của các làng nghề và có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng; Tiếp tục phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: chế biến nông sản; đồ gỗ nội thất, xây dựng, gia dụng; gạch xây dựng các loại.

z5701044338371_b0f5154b60d902b2ad23829b7b838a4e.jpg

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Văn hóa-Xã hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang ở nông thôn, cũng như quản lý tốt các lễ hội,… Xây dựng kế hoạch, chú trọng thực hiện các giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện NTM, NTM nâng cao, nhất là các tiêu chí thiếu tính bền vững, như: Môi trường, Văn hoá và An ninh trật tự, Thu nhập, đời sống người dân. Tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM gắn với xây dựng tiêu chí phường và trở thành thị xã trước năm 2030; tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng Kinh tế - Xã hội; mở rộng mô hình cộng đồng dân cư tự quản các công trình, tổ chức tu bổ, tôn tạo và xây mới các công trình theo quy hoạch nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình; khảo sát, lập dự án các tuyến đường cần nâng cấp, xây dựng hệ thống kênh mương thoát nước, hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường liên xã, đường trục thôn, các biển báo, chỉ dẫn giao thông đảm bảo đồng bộ trên địa bàn huyện; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội, các hộ nghèo tiếp cận đa chiều, đảm bảo công tác an sinh xã hội, ....

z5701044234239_4ae1436800c598846abe5c2d86400090.jpg

Tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp, trên địa bàn huyện; nhân rộng các mô hình tự quản vệ sinh môi trường, các mô hình đường hoa - cây xanh thay thế cỏ dại ven đường, kênh mương, tổ chức các cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình vườn mẫu - khu dân cư kiểu mẫu để áp dụng, triển khai trên địa bàn huyện nhằm tạo môi trường nông thôn trong xanh, sạch - đẹp, tiếp tục chỉ đạo việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ hộ gia đình để giảm lượng rác thải thu gom; xử lý các bãi chôn lấp rác thải theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường, phối hợp triển khai thực hiện mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã còn lại trên địa bàn huyện.

z5701044270791_ad70512e379bf0a42111458889c49663.jpg

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch, bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử, văn hóa, nhằm khai thác và phát huy tiềm năng về du lịch của huyện; tăng cường công tác xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, đồng thời thực hiện tốt quy chế, hương ước, quy ước hoạt động của thôn, làng văn hóa trong việc cưới, việc tang, hình thành nếp sống văn minh trong khu dân cư. Xây dựng kế hoạch tổ chức sắp xếp, quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa tại các đơn vị sáp nhập đảm bảo phát huy tối đa công năng sử dụng. 

z5679201459657_8394839a5e735ed60329934ad2afbb44.jpg

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, ma túy; triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT; Xây dựng và thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; giải quyết tốt đơn thư của công dân; tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình cụm liên kết về an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả như mô hình “Tổ 3 trên 1”, “Tổ 3 chủ động”, “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”; góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thực sự tạo ra NTM bình yên. Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Cùng với các  giải pháp trên, huyện chú trọng và đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sở sở, theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động giám sát và phản biện xã hội cũng như sự giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, phấn đấu xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh, trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc./.

Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân

  

thủ tục hành chính