BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian qua, trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản, ); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; quá trình chế biến,bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách; ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống,thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ởcả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch, ;
Ngày 04/4/2024, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 103/ATTP-TT&QLNĐ về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024. Để chủ động bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm,
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn trong việc thực thi pháp
luật về ATTP, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo
đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Truyền thông, giáo dục kiến thức ATTP phù hợp, hiệu quả trong phòng
chống ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên (cá nóc, nấm lạ, quả
lạ,
) làm thực phẩm
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra,phối hợp kiểm tra, giám sát ATTP, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; quản lý, giám sát bữa cỗ đông người trên địa bàn.
- Chủ động kiểm tra công tác bảo đảm ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố khu vực trước cổng trường học, như: thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tuân thủ các quy định về ATTP, lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh tự phát làm mất mỹ quan đô thị và an ninh trật tự. Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn theo phân cấp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản; các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên lưu thông trên thị trường; giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công,ngăn chặn kịp thời việc lưu thông trên thị trường các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát nguyên liệu thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến; kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm ATTP.
- Tiếp tục giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn để các em học sinh, phụ huynh học sinh thấy rõ nguy cơ, hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo ATTP từ thức ăn đường phố được bán trước cổng trường, chú trọng tuyên truyền nộidung "5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn" theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: (1) Giữ thực phẩm sạch; (2) Tách riêng thực phẩm tươi sống và qua chế biến; (3) Nấu chín kỹ thức ăn; (4) Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; (5) Sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN TỔ CHỨC THĂM QUAN, GIAO LƯU HỌC HỎI KINH NGHIỆM GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
27/09/2024 00:00:00 -
UBND HUYỆN THỌ XUÂN: HỘI NGHỊ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐƠN VỊ VỀ TÌNH HÌNH, TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ ATTP NÂNG CAO NĂM 2024
28/08/2024 00:00:00 -
THỌ XUÂN: TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT
07/08/2024 00:00:00 -
HUYỆN THỌ XUÂN: ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI
05/08/2024 00:00:00
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian qua, trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản, ); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; quá trình chế biến,bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách; ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống,thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ởcả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch, ;
Ngày 04/4/2024, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 103/ATTP-TT&QLNĐ về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024. Để chủ động bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm,
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn trong việc thực thi pháp
luật về ATTP, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo
đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Truyền thông, giáo dục kiến thức ATTP phù hợp, hiệu quả trong phòng
chống ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên (cá nóc, nấm lạ, quả
lạ,
) làm thực phẩm
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra,phối hợp kiểm tra, giám sát ATTP, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; quản lý, giám sát bữa cỗ đông người trên địa bàn.
- Chủ động kiểm tra công tác bảo đảm ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố khu vực trước cổng trường học, như: thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tuân thủ các quy định về ATTP, lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh tự phát làm mất mỹ quan đô thị và an ninh trật tự. Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn theo phân cấp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản; các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên lưu thông trên thị trường; giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công,ngăn chặn kịp thời việc lưu thông trên thị trường các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát nguyên liệu thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến; kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm ATTP.
- Tiếp tục giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn để các em học sinh, phụ huynh học sinh thấy rõ nguy cơ, hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo ATTP từ thức ăn đường phố được bán trước cổng trường, chú trọng tuyên truyền nộidung "5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn" theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: (1) Giữ thực phẩm sạch; (2) Tách riêng thực phẩm tươi sống và qua chế biến; (3) Nấu chín kỹ thức ăn; (4) Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; (5) Sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn.