Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

Ngày 05/05/2024 00:00:00

 Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

 

Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, hơn 14.700 ca sốt xuất huyết được ghi nhận trên cả nước, trong đó 6 ca tử vong. Dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch, vì vậy , để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong . Các địa phương tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, lồng ghép với truyền thông phòng chống COVID-19 và các hoạt động khác để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

          1. Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

 Sốt xuất huyết ( SXH) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người, bệnh lây từ người này sang người khác do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể bùng phát thành dịch và lây lan nhanh, hàng năm bệnh thường phát triển nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

   Trước tình hình đó công tác  truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết là rất cần thiết nếu không thì  nguy cơ bùng phát dịch là khó tránh khỏi.

2 Triệu chứng của bệnh:

 Bệnh nhân có biểu hiện như:

- Sốt cao đột ngột

- Đau đầu dữ dội vùng trán

- Đau sau hốc mắt, đau tăng khi cử động nhãn cầu

- Đau cơ và khớp

- Mất vị giác và ăn mất ngon

- Phát ban giống như ban sởi ở ngực và chi trên

- Buồn nôn và nôn.

Vì thế những người có nghi ngờ bị sốt xuất huyết , nhất là những  người sống trong vùng có nguy cơ hay sảy ra sốt xuất huyết  khi thấy có các triệu chứng như trên thì phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

3. Điều trị:

Trong điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng, nhưng phải điều trị sớm lúc nhẹ, cần chú ý không để tình trạng bệnh trở nên nặng, gây sốc (choáng) dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh do vi rút nên không có  thuốc điều trị đặc hiệu và hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống dinh dưỡng tốt cho dùng hạ sốt, bù điện giải bằng  dung dịch Oresol và nước sinh tố hoa quả và có thể kết hợp điều trị đông , tây y. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc hạ sốt và kháng sinh bừa bãi khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

   4.  Về phòng bệnh:

Vậy muốn phòng bệnh trước hết phải loại trừ muỗi, bọ gậy  là vật trung gian truyền bệnh.Làm tốt công tác thủy vực. Vì muỗi thường đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước đọng và các vật dụng chứa nước như: chum, vại, thùng, xô, thau, chậu, bình hoa, chai, lọ..., và rất nhiều nơi khác có nước đọng lại, những nơi rậm rạp, ẩm thấp cũng là nơi thuận lợi dể muỗi vằn đẻ trứng. Bằng cách phải lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước .

Để làm tốt công tác này ngành y tế tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp... tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị, cá nhân phụ trách thực hiện tốt các biện pháp cụ thể tại địa phương mình như giải quyết tốt công tác thủy vực, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phế liệu và phun hóa chất diệt muỗi ở những khu vực trọng điểm như ổ dịch cũ vùng đang có dịch lưu hành...

Mặt khác vận động quần chúng nhân dân tham gia diệt muỗi, diệt bọ gậy ngay từ hộ gia đình (vệ sinh chum, vại, bể chứa nước, vũng tù...  nơi sinh sản, trú ẩn của muỗi) phát quang bờ rào, bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước vệ sinh môi trường những khu vực trọng điểm  tại địa phương, những nơi công cộng.

- Tuyên truyền cho người dân  khi ngủ phải nằm màn.

- Với ngành Ytế phải tích cực giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy, có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời khi phát hiện chỉ số muỗi cao quá ngưỡng cho phép. Cùng với các biện pháp nêu trên cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết.

Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết

 

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

Đăng lúc: 05/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

 Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống

 

Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, hơn 14.700 ca sốt xuất huyết được ghi nhận trên cả nước, trong đó 6 ca tử vong. Dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch, vì vậy , để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong . Các địa phương tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, lồng ghép với truyền thông phòng chống COVID-19 và các hoạt động khác để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

          1. Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

 Sốt xuất huyết ( SXH) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người, bệnh lây từ người này sang người khác do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể bùng phát thành dịch và lây lan nhanh, hàng năm bệnh thường phát triển nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

   Trước tình hình đó công tác  truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết là rất cần thiết nếu không thì  nguy cơ bùng phát dịch là khó tránh khỏi.

2 Triệu chứng của bệnh:

 Bệnh nhân có biểu hiện như:

- Sốt cao đột ngột

- Đau đầu dữ dội vùng trán

- Đau sau hốc mắt, đau tăng khi cử động nhãn cầu

- Đau cơ và khớp

- Mất vị giác và ăn mất ngon

- Phát ban giống như ban sởi ở ngực và chi trên

- Buồn nôn và nôn.

Vì thế những người có nghi ngờ bị sốt xuất huyết , nhất là những  người sống trong vùng có nguy cơ hay sảy ra sốt xuất huyết  khi thấy có các triệu chứng như trên thì phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

3. Điều trị:

Trong điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng, nhưng phải điều trị sớm lúc nhẹ, cần chú ý không để tình trạng bệnh trở nên nặng, gây sốc (choáng) dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh do vi rút nên không có  thuốc điều trị đặc hiệu và hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống dinh dưỡng tốt cho dùng hạ sốt, bù điện giải bằng  dung dịch Oresol và nước sinh tố hoa quả và có thể kết hợp điều trị đông , tây y. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc hạ sốt và kháng sinh bừa bãi khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

   4.  Về phòng bệnh:

Vậy muốn phòng bệnh trước hết phải loại trừ muỗi, bọ gậy  là vật trung gian truyền bệnh.Làm tốt công tác thủy vực. Vì muỗi thường đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước đọng và các vật dụng chứa nước như: chum, vại, thùng, xô, thau, chậu, bình hoa, chai, lọ..., và rất nhiều nơi khác có nước đọng lại, những nơi rậm rạp, ẩm thấp cũng là nơi thuận lợi dể muỗi vằn đẻ trứng. Bằng cách phải lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước .

Để làm tốt công tác này ngành y tế tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp... tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị, cá nhân phụ trách thực hiện tốt các biện pháp cụ thể tại địa phương mình như giải quyết tốt công tác thủy vực, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phế liệu và phun hóa chất diệt muỗi ở những khu vực trọng điểm như ổ dịch cũ vùng đang có dịch lưu hành...

Mặt khác vận động quần chúng nhân dân tham gia diệt muỗi, diệt bọ gậy ngay từ hộ gia đình (vệ sinh chum, vại, bể chứa nước, vũng tù...  nơi sinh sản, trú ẩn của muỗi) phát quang bờ rào, bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước vệ sinh môi trường những khu vực trọng điểm  tại địa phương, những nơi công cộng.

- Tuyên truyền cho người dân  khi ngủ phải nằm màn.

- Với ngành Ytế phải tích cực giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy, có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời khi phát hiện chỉ số muỗi cao quá ngưỡng cho phép. Cùng với các biện pháp nêu trên cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết.

Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết

 

thủ tục hành chính