598 năm hào khí Lam Sơn
Ngày 22/9, tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội Lam Kinh 2016. Đây là kỷ niệm 598 năm ngày thành lập khởi nghĩa Lam Sơn, 583 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Thành kính dâng hương. |
Lễ hội năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết khá đẹp, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa và các nghi lễ truyền thống.
Ngay từ sáng sớm, có hàng ngàn người dân đã tập trung tại Khu di tích Lam Kinh để hòa mình vào không khí lễ hội thiêng liêng, tưởng nhớ đến công lao của vị anh hùng dân tộc.
Được biết, lễ hội năm nay gốm có 2 phần, phần chính diễn ra tại sân Rồng của Khu di tích lịch sử Lam Kinh và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai. Tại các đền thờ, tòa thái miếu, lăng mộ sẽ tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thông, đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh của dân tộc.
Nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc đã diễn ra, chào đón lễ hội Lam Kinh 2016. |
Lễ hội được bắt đầu bằng phần lễ với các nghi thức truyền thống như lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ và Trung Túc Vương Lê Lai về sân Điện Quang Đức; đọc chúc văn và các nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ truyền lại.
Lịch sử khắc ghi, Cuối thu năm 1406, giặc Minh đưa 80 vạn quân chia làm 2 mũi vượt qua biên giới phía Bắc, xâm lược nước ta, lập nên một chế độ cai trị ngoại bang tàn bạo, hà khắc. Với tinh thần yêu nước, căm thù giặc, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp sức mạnh nhân dân, chống quân xâm lược, bảo vệ giang sơn.
Trải qua 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, thống nhất giang sơn vào cuối năm 1427. Sau khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là “Thuận Thiên thừa vận, Duệ Vân Anh Vũ đại vương”, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội), đánh dấu một thời kỳ xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị.
Lễ hội năm nay với chủ đề “Phát huy hào khí Lam Sơn – Phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở nên tỉnh kiểu mẫu”, lễ hội năm nay đã cho người tham gia được thưởng thức các tiết mục thể hiện trên cơ sở sử dụng các loại hình nghệ thuật dân gian, sử dụng các loại hình nghệ thuật truyền thống…
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21-23/9 tại khu di tíc lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân.
Nguyệt Chi - Anh Thắng
Tin cùng chuyên mục
-
“THỔI” SỨC SỐNG MỚI CHO DI SẢN
26/10/2024 00:00:00 -
LÃNH ĐẠO HUYỆN THỌ XUÂN TẶNG HOA CHÚC MỪNG HỘI NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01/10
01/10/2024 00:00:00 -
Khu di tích lịch sử Lam Kinh – Những giá trị trường tồn (Baig 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh
11/09/2024 00:00:00 -
VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI XỨ THANH: NGUỒN LỰC NỘI SINH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (BÀI CUỐI) - ĐỂ VĂN HÓA THỰC SỰ LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN VỮNG CHẮC
09/09/2024 00:00:00
598 năm hào khí Lam Sơn
Ngày 22/9, tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội Lam Kinh 2016. Đây là kỷ niệm 598 năm ngày thành lập khởi nghĩa Lam Sơn, 583 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Thành kính dâng hương. |
Lễ hội năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết khá đẹp, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa và các nghi lễ truyền thống.
Ngay từ sáng sớm, có hàng ngàn người dân đã tập trung tại Khu di tích Lam Kinh để hòa mình vào không khí lễ hội thiêng liêng, tưởng nhớ đến công lao của vị anh hùng dân tộc.
Được biết, lễ hội năm nay gốm có 2 phần, phần chính diễn ra tại sân Rồng của Khu di tích lịch sử Lam Kinh và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai. Tại các đền thờ, tòa thái miếu, lăng mộ sẽ tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thông, đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh của dân tộc.
Nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc đã diễn ra, chào đón lễ hội Lam Kinh 2016. |
Lễ hội được bắt đầu bằng phần lễ với các nghi thức truyền thống như lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ và Trung Túc Vương Lê Lai về sân Điện Quang Đức; đọc chúc văn và các nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ truyền lại.
Lịch sử khắc ghi, Cuối thu năm 1406, giặc Minh đưa 80 vạn quân chia làm 2 mũi vượt qua biên giới phía Bắc, xâm lược nước ta, lập nên một chế độ cai trị ngoại bang tàn bạo, hà khắc. Với tinh thần yêu nước, căm thù giặc, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp sức mạnh nhân dân, chống quân xâm lược, bảo vệ giang sơn.
Trải qua 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, thống nhất giang sơn vào cuối năm 1427. Sau khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là “Thuận Thiên thừa vận, Duệ Vân Anh Vũ đại vương”, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội), đánh dấu một thời kỳ xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị.
Lễ hội năm nay với chủ đề “Phát huy hào khí Lam Sơn – Phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở nên tỉnh kiểu mẫu”, lễ hội năm nay đã cho người tham gia được thưởng thức các tiết mục thể hiện trên cơ sở sử dụng các loại hình nghệ thuật dân gian, sử dụng các loại hình nghệ thuật truyền thống…
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21-23/9 tại khu di tíc lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân.
Nguyệt Chi - Anh Thắng