Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI XỨ THANH: NGUỒN LỰC NỘI SINH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (BÀI CUỐI) - ĐỂ VĂN HÓA THỰC SỰ LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN VỮNG CHẮC

Ngày 09/09/2024 00:00:00

        - Nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ!” (cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

B3.jpg
Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Ảnh: Khôi Nguyên

Phát triển văn hóa vì sự phát triển con người

Bắt đầu từ “Đề cương văn hóa Việt Nam” (năm 1943); đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (năm 1998); và năm 2014 là Nghị quyết số 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW), có thể nói quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta về văn hóa đã có sự phát triển liên tục và ngày càng toàn diện. Song, dù ở giai đoạn nào hay trong bối cảnh nào, thì quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng vẫn luôn là làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Kế thừa những thành quả phát triển văn hóa của giai đoạn trước, bổ sung và phát triển những nội dung mới, phù hợp với yêu cầu và bối cảnh hiện nay, Nghị quyết số 33-NQ/TW một lần nữa khẳng định: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; đồng thời, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo...

Trên cơ sở đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đề cao vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa và con người Việt Nam trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đó là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Có thể khẳng định, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong suốt gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, không chỉ tạo ra thế và lực mới cho đất nước, mà còn tạo tiền đề quan trọng để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và gần 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, thông qua con đường “ngoại giao mềm” văn hóa đã và đang giúp đưa hình ảnh về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, bình yên, an toàn, thân thiện đến với đông đảo bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là sự hội nhập ngày càng sâu rộng đã kéo theo đó nhiều yếu tố “phản văn hóa”. Đồng thời, trong quá trình phát triển, không phải ở đâu và lúc nào vai trò của văn hóa cũng được đề cao, coi trọng, cũng được đặt ngang hàng với chính trị và kinh tế. Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra nguyên nhân, mà một trong số đó là trong công tác lãnh đạo, quản lý, nhiều nơi cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Cùng với đó là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao. Ngoài ra, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế...

Tự hào và trách nhiệm

Nằm ở vị trí vốn là “cái nôi” của văn hóa dân tộc, vùng đất xứ Thanh luôn tự hào về bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú và giàu giá trị. Xét theo nghĩa rộng của khái niệm “văn hóa”, xứ Thanh có nền văn hóa Đông Sơn - một đỉnh cao rực rỡ của văn hóa dân tộc. Còn theo nghĩa hẹp, kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể xứ Thanh luôn có một chỗ đứng xứng đáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc; với những đại diện rất tiêu biểu như di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh... Đặc biệt, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, văn hóa xứ Thanh cũng luôn vận động và phát triển trên cơ sở thấm nhuần quan điểm “vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc”, nghĩa là luôn tiếp thu cái mới, cái tốt song song với phát huy cái tinh túy của truyền thống văn hóa ngàn đời. Đồng thời, nhân tố con người cũng được phát huy, khẳng định vai trò là trung tâm, chủ thể và là động lực quan trọng nhất trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Song trong bối cảnh hiện nay, khi sự phát triển của văn hóa dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức, thì việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa cũng đặt ra những yêu cầu mới, với quan điểm và tầm nhìn mới. Với lòng tự hào về truyền thống văn hóa và với tinh thần, trách nhiệm vì tương lai phát triển của quê hương, đất nước, ngày 4/7/2024 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm: “Văn hóa, con người Thanh Hóa là nền tảng vật chất và tinh thần vững chắc, nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; đầu tư cho văn hóa, con người là đầu tư để phát triển nhanh và bền vững”. Từ đó, hướng đến mục tiêu lớn là “phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đến năm 2045 là tỉnh phát triển toàn diện và “kiểu mẫu” của cả nước”. Đồng thời, mở ra tầm nhìn đến năm 2045 là “xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, văn minh; tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu, có nền văn hóa giàu sắc thái, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hiện đại, là một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước”.

Có thể nói, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU với quan điểm nhất quán, những mục tiêu vừa bao quát vừa cụ thể, đã cho thấy một tư duy đổi mới trong công tác lãnh đạo phát triển văn hóa của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Điều này cũng đúng với chủ trương của Đảng ta về phát triển văn hóa trong bối cảnh hiện nay, đó là muốn chấn hưng và phát triển văn hóa, trước hết và quan trọng hơn cả là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa.

Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 17-NQ/TU đặt ra yêu cầu cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đó là phải xác định xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời kỳ mới là mục tiêu, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững. Từ đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo phải quyết liệt, có chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với địa phương, đơn vị và định hướng phát triển của tỉnh. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thì chú trọng nâng cao nhận thức, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người dân Thanh Hóa đối với bản thân, với gia đình, cộng đồng, xã hội và quê hương, đất nước. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên không gian mạng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên.

Đặc biệt, chú trọng công tác quảng bá hình ảnh về văn hóa, con người Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, gắn với xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ. Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; tạo dựng thương hiệu các sản phẩm văn hóa đặc trưng của Thanh Hóa. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh trong gia đình, dòng họ, địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, văn hóa trong chính trị và kinh tế, văn hóa nơi công cộng... Từ đó, tạo môi trường lành mạnh để giáo dục, rèn luyện con người Thanh Hóa phát triển toàn diện về các mặt “đức - trí - thể - mĩ”, dựa trên cốt lõi của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới...

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã thấm nhuần sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng ta về văn hóa. Đó là phát triển văn hóa gắn với hệ giá trị “dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học”; đồng thời, dựa trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia - cũng đồng thời là mục tiêu phấn đấu cao cả nhất của dân tộc ta, đó là “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Với tư duy và tầm nhìn mới, cùng sự quyết tâm, quyết liệt và hiệu quả trong triển khai thực hiện, kỳ vọng rằng Nghị quyết số 17-NQ/TU sẽ thật sự trở thành một cơ sở quan trọng để xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, luôn giữ vai trò trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


Theo; Baothanhhoa.vn

  

VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI XỨ THANH: NGUỒN LỰC NỘI SINH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (BÀI CUỐI) - ĐỂ VĂN HÓA THỰC SỰ LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN VỮNG CHẮC

Đăng lúc: 09/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

        - Nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ!” (cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

B3.jpg
Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Ảnh: Khôi Nguyên

Phát triển văn hóa vì sự phát triển con người

Bắt đầu từ “Đề cương văn hóa Việt Nam” (năm 1943); đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (năm 1998); và năm 2014 là Nghị quyết số 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW), có thể nói quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta về văn hóa đã có sự phát triển liên tục và ngày càng toàn diện. Song, dù ở giai đoạn nào hay trong bối cảnh nào, thì quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng vẫn luôn là làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Kế thừa những thành quả phát triển văn hóa của giai đoạn trước, bổ sung và phát triển những nội dung mới, phù hợp với yêu cầu và bối cảnh hiện nay, Nghị quyết số 33-NQ/TW một lần nữa khẳng định: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; đồng thời, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo...

Trên cơ sở đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đề cao vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa và con người Việt Nam trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đó là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Có thể khẳng định, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong suốt gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, không chỉ tạo ra thế và lực mới cho đất nước, mà còn tạo tiền đề quan trọng để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và gần 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, thông qua con đường “ngoại giao mềm” văn hóa đã và đang giúp đưa hình ảnh về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, bình yên, an toàn, thân thiện đến với đông đảo bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là sự hội nhập ngày càng sâu rộng đã kéo theo đó nhiều yếu tố “phản văn hóa”. Đồng thời, trong quá trình phát triển, không phải ở đâu và lúc nào vai trò của văn hóa cũng được đề cao, coi trọng, cũng được đặt ngang hàng với chính trị và kinh tế. Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra nguyên nhân, mà một trong số đó là trong công tác lãnh đạo, quản lý, nhiều nơi cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Cùng với đó là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao. Ngoài ra, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế...

Tự hào và trách nhiệm

Nằm ở vị trí vốn là “cái nôi” của văn hóa dân tộc, vùng đất xứ Thanh luôn tự hào về bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú và giàu giá trị. Xét theo nghĩa rộng của khái niệm “văn hóa”, xứ Thanh có nền văn hóa Đông Sơn - một đỉnh cao rực rỡ của văn hóa dân tộc. Còn theo nghĩa hẹp, kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể xứ Thanh luôn có một chỗ đứng xứng đáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc; với những đại diện rất tiêu biểu như di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh... Đặc biệt, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, văn hóa xứ Thanh cũng luôn vận động và phát triển trên cơ sở thấm nhuần quan điểm “vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc”, nghĩa là luôn tiếp thu cái mới, cái tốt song song với phát huy cái tinh túy của truyền thống văn hóa ngàn đời. Đồng thời, nhân tố con người cũng được phát huy, khẳng định vai trò là trung tâm, chủ thể và là động lực quan trọng nhất trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Song trong bối cảnh hiện nay, khi sự phát triển của văn hóa dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức, thì việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa cũng đặt ra những yêu cầu mới, với quan điểm và tầm nhìn mới. Với lòng tự hào về truyền thống văn hóa và với tinh thần, trách nhiệm vì tương lai phát triển của quê hương, đất nước, ngày 4/7/2024 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm: “Văn hóa, con người Thanh Hóa là nền tảng vật chất và tinh thần vững chắc, nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; đầu tư cho văn hóa, con người là đầu tư để phát triển nhanh và bền vững”. Từ đó, hướng đến mục tiêu lớn là “phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đến năm 2045 là tỉnh phát triển toàn diện và “kiểu mẫu” của cả nước”. Đồng thời, mở ra tầm nhìn đến năm 2045 là “xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, văn minh; tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu, có nền văn hóa giàu sắc thái, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hiện đại, là một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước”.

Có thể nói, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU với quan điểm nhất quán, những mục tiêu vừa bao quát vừa cụ thể, đã cho thấy một tư duy đổi mới trong công tác lãnh đạo phát triển văn hóa của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Điều này cũng đúng với chủ trương của Đảng ta về phát triển văn hóa trong bối cảnh hiện nay, đó là muốn chấn hưng và phát triển văn hóa, trước hết và quan trọng hơn cả là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa.

Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 17-NQ/TU đặt ra yêu cầu cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đó là phải xác định xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời kỳ mới là mục tiêu, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững. Từ đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo phải quyết liệt, có chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với địa phương, đơn vị và định hướng phát triển của tỉnh. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thì chú trọng nâng cao nhận thức, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người dân Thanh Hóa đối với bản thân, với gia đình, cộng đồng, xã hội và quê hương, đất nước. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên không gian mạng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên.

Đặc biệt, chú trọng công tác quảng bá hình ảnh về văn hóa, con người Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, gắn với xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ. Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; tạo dựng thương hiệu các sản phẩm văn hóa đặc trưng của Thanh Hóa. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh trong gia đình, dòng họ, địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, văn hóa trong chính trị và kinh tế, văn hóa nơi công cộng... Từ đó, tạo môi trường lành mạnh để giáo dục, rèn luyện con người Thanh Hóa phát triển toàn diện về các mặt “đức - trí - thể - mĩ”, dựa trên cốt lõi của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới...

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã thấm nhuần sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng ta về văn hóa. Đó là phát triển văn hóa gắn với hệ giá trị “dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học”; đồng thời, dựa trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia - cũng đồng thời là mục tiêu phấn đấu cao cả nhất của dân tộc ta, đó là “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Với tư duy và tầm nhìn mới, cùng sự quyết tâm, quyết liệt và hiệu quả trong triển khai thực hiện, kỳ vọng rằng Nghị quyết số 17-NQ/TU sẽ thật sự trở thành một cơ sở quan trọng để xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, luôn giữ vai trò trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


Theo; Baothanhhoa.vn

  

thủ tục hành chính