SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN KHẲNG ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Thọ Xuân đã hướng đến mục tiêu xây dựng NTM một cách thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt đã khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, sự tự giác tham gia của người dân địa phương trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao. Chính sự hài lòng của người dân là sự khẳng định chính xác về kết quả xây dựng NTM tại địa phương.
Nhân dân hiến đất mở rộng đường giáo thông tại xã Nam Giang
Với xuất phát điểm thấp, năm 2011, thời điểm trước khi triển khai xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân mới chỉ đạt bình quân 5,6 tiêu chí/xã. Các tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, thu nhập, cơ cấu lao động, môi trường. Vượt qua những khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thọ Xuân đã nỗ lực không ngừng, tập trung thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới. Ngày 24/9/2019, huyện Thọ Xuân được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1238/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Với phương châm xây dựng nông thôn mới từ cơ sở, huy động sự đồng thuận, vào cuộc của Nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả, bền vững, xây dựng huyện Thọ Xuân phát triển về kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc; môi trường nông thôn trong lành, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Từ một huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 đến nay, huyện Thọ Xuân đã có 14/26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025; thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Lai đạt chuẩn đô thị loại 5; huyện Thọ Xuân đạt chuẩn 9/9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025.Trên chặng đường xây dựng NTM, NTM nâng cao đã có rất nhiều tấm gương người dân tự nguyện hiến đất để làm đường, xây dựng các thiết chế văn hóa; đóng góp trí tuệ, sức người, sức của, cùng chung tay làm đổi thay diện mạo quê hương. Cùng với đó, nhiều hộ dân nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chỉnh trang nhà cửa, vườn tược, tích cực tham gia bảo vệ môi trường... nhằm góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn.
Nhà văn hóa thôn Xuân Lai xã Xuân Hưng được xây dựng khang trang từ sự chung tay đóng góp của Nhân dân
Có thể khẳng định, những nơi mà người dân phát huy được vai trò chủ thể thì ở nơi đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến, đề cao vai trò làm chủ của người dân và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngày 7/6/2024, UBMTTQ huyện ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.Thông qua việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân nhằm phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc vận động, giám sát xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.Khẳng định kết quả xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, được Nhân dân hài lòng.Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân được thực hiện nghiêm túc, chính xác, báo cáo Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh để thống nhất đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hóa lập hồ sơ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương có liên quan xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM là khâu mấu chốt khẳng định kết quả, tác động của chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, trong sự phát triển chung của địa phương cũng như trong đời sống Nhân dân. Về đích xây dựng NTM, NTM nâng cao khi người dân thực sự hài lòng. Thực tế cho thấy, ý kiến của người dân luôn khách quan khi đánh giá thành quả xây dựng NTM vì họ là những người trực tiếp tham gia và thụ hưởng. Nói cách khác, mức độ hài lòng của người dân phản ánh sinh động kết quả xây dựng NTM của mỗi địa phương. Do đó, việc quan tâm tới mức độ hài lòng của người dân không chỉ dừng lại ở một bước thủ tục theo quy định, mà phải luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng NTM, NTM nâng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TRUNG ƯƠNG NHẤT TRÍ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HUYỆN THỌ XUÂN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO NĂM 2023
26/09/2024 00:00:00 -
HUY ĐỘNG SỨC DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO Ở THỌ XUÂN
17/06/2024 00:00:00 -
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN KHẲNG ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
17/06/2024 00:00:00 -
HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH XÃ, THỊ TRẤN ĐẠT BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
09/06/2024 00:00:00
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN KHẲNG ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Thọ Xuân đã hướng đến mục tiêu xây dựng NTM một cách thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt đã khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, sự tự giác tham gia của người dân địa phương trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao. Chính sự hài lòng của người dân là sự khẳng định chính xác về kết quả xây dựng NTM tại địa phương.
Nhân dân hiến đất mở rộng đường giáo thông tại xã Nam Giang
Với xuất phát điểm thấp, năm 2011, thời điểm trước khi triển khai xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân mới chỉ đạt bình quân 5,6 tiêu chí/xã. Các tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, thu nhập, cơ cấu lao động, môi trường. Vượt qua những khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thọ Xuân đã nỗ lực không ngừng, tập trung thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới. Ngày 24/9/2019, huyện Thọ Xuân được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1238/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Với phương châm xây dựng nông thôn mới từ cơ sở, huy động sự đồng thuận, vào cuộc của Nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả, bền vững, xây dựng huyện Thọ Xuân phát triển về kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc; môi trường nông thôn trong lành, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Từ một huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 đến nay, huyện Thọ Xuân đã có 14/26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025; thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Lai đạt chuẩn đô thị loại 5; huyện Thọ Xuân đạt chuẩn 9/9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025.Trên chặng đường xây dựng NTM, NTM nâng cao đã có rất nhiều tấm gương người dân tự nguyện hiến đất để làm đường, xây dựng các thiết chế văn hóa; đóng góp trí tuệ, sức người, sức của, cùng chung tay làm đổi thay diện mạo quê hương. Cùng với đó, nhiều hộ dân nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chỉnh trang nhà cửa, vườn tược, tích cực tham gia bảo vệ môi trường... nhằm góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn.
Nhà văn hóa thôn Xuân Lai xã Xuân Hưng được xây dựng khang trang từ sự chung tay đóng góp của Nhân dân
Có thể khẳng định, những nơi mà người dân phát huy được vai trò chủ thể thì ở nơi đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến, đề cao vai trò làm chủ của người dân và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngày 7/6/2024, UBMTTQ huyện ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.Thông qua việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân nhằm phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc vận động, giám sát xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.Khẳng định kết quả xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, được Nhân dân hài lòng.Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân được thực hiện nghiêm túc, chính xác, báo cáo Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh để thống nhất đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hóa lập hồ sơ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương có liên quan xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM là khâu mấu chốt khẳng định kết quả, tác động của chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, trong sự phát triển chung của địa phương cũng như trong đời sống Nhân dân. Về đích xây dựng NTM, NTM nâng cao khi người dân thực sự hài lòng. Thực tế cho thấy, ý kiến của người dân luôn khách quan khi đánh giá thành quả xây dựng NTM vì họ là những người trực tiếp tham gia và thụ hưởng. Nói cách khác, mức độ hài lòng của người dân phản ánh sinh động kết quả xây dựng NTM của mỗi địa phương. Do đó, việc quan tâm tới mức độ hài lòng của người dân không chỉ dừng lại ở một bước thủ tục theo quy định, mà phải luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng NTM, NTM nâng cao.