Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

Hướng dẫn chăm sóc và trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2024

Ngày 22/07/2024 00:00:00

Hướng dẫn chăm sóc và trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2024

Hiện nay, các trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh, một số diện tích cấy sớm đang bước vào thời kỳ đứng cái - làm đòng. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, xen kẽ có mưa giông, thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, … để chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa vụ Mùa 2024, UBND thị trấn Thọ Xuân hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau:

1. Biện pháp chăm sóc

- Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7-8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30-35 khóm/m2 và 6-7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45-50 khóm/m2), thực hiện các biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào ruộng từ 5 - 7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày nhằm giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

- Bón thúc lần 2 (bón đón đòng): Bón sớm khi cây lúa bắt đầu giai đoạn đứng cái; bón 3 kg kali clorua (kali Hà Anh) để tăng tỷ lệ hạt chắc, hạt mẩy, năng suất cao. Nếu ruộng lúa kém phát triển, bổ sung thêm 1-2 kg ure.

Giai đoạn làm đòng - trỗ: Duy trì mực nước 3 - 5cm trên mặt ruộng, giúp cây lúa phân hóa đòng, trỗ bông thuận lợi. Đây là thời kỳ khủng hoảng nước, nếu thiếu nước cây lúa bị nghẹn đòng, trỗ không thoát, bông không đều, giảm năng suất.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

2.1. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, sâu non sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, tuổi 1, 2 mật độ trung bình 3-5 con/m2 , nơi cao 10-15 con/m2, cá biệt có nơi 50 con/m2, Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7-15/7/2024, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.

Trên diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên (thời kỳ đẻ nhánh) và 20 con/m2 trở lên (thời kỳ đứng cái- làm đòng), phun trừ bằng một trong các thuốc: Emaben (3.6WG, 2.0EC), Obaone 95WG, Clever 150SC, Voliamtargo 063SC…liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 3 - 4 ngày).

2.2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Trên diện tích bị nhiễm bệnh, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC, Apolis 20WP... Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày).

Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những giống nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 (15 con/khóm) trở lên.

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân

  

Hướng dẫn chăm sóc và trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2024

Đăng lúc: 22/07/2024 00:00:00 (GMT+7)

Hướng dẫn chăm sóc và trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2024

Hiện nay, các trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh, một số diện tích cấy sớm đang bước vào thời kỳ đứng cái - làm đòng. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, xen kẽ có mưa giông, thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, … để chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa vụ Mùa 2024, UBND thị trấn Thọ Xuân hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau:

1. Biện pháp chăm sóc

- Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7-8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30-35 khóm/m2 và 6-7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45-50 khóm/m2), thực hiện các biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào ruộng từ 5 - 7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày nhằm giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

- Bón thúc lần 2 (bón đón đòng): Bón sớm khi cây lúa bắt đầu giai đoạn đứng cái; bón 3 kg kali clorua (kali Hà Anh) để tăng tỷ lệ hạt chắc, hạt mẩy, năng suất cao. Nếu ruộng lúa kém phát triển, bổ sung thêm 1-2 kg ure.

Giai đoạn làm đòng - trỗ: Duy trì mực nước 3 - 5cm trên mặt ruộng, giúp cây lúa phân hóa đòng, trỗ bông thuận lợi. Đây là thời kỳ khủng hoảng nước, nếu thiếu nước cây lúa bị nghẹn đòng, trỗ không thoát, bông không đều, giảm năng suất.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

2.1. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, sâu non sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, tuổi 1, 2 mật độ trung bình 3-5 con/m2 , nơi cao 10-15 con/m2, cá biệt có nơi 50 con/m2, Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7-15/7/2024, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.

Trên diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên (thời kỳ đẻ nhánh) và 20 con/m2 trở lên (thời kỳ đứng cái- làm đòng), phun trừ bằng một trong các thuốc: Emaben (3.6WG, 2.0EC), Obaone 95WG, Clever 150SC, Voliamtargo 063SC…liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 3 - 4 ngày).

2.2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Trên diện tích bị nhiễm bệnh, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC, Apolis 20WP... Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày).

Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những giống nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 (15 con/khóm) trở lên.

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân

  

thủ tục hành chính