Chương trình OCOP đóng góp tích cực vào việc phát triển nông thôn Việt Nam và thị trường chung tại Thanh Hóa hiện nay
Sau gần 6 năm thực hiện, chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa đã nằm trong top đầu cả nước về số lượng sản phẩm và tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội trong tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
OCOP (One Commune One Product, tạm dịch: Mỗi xã một sản phẩm). Ở đây, OCOP được xem là sản phẩm đặc trưng của địa phương đã được Nhà nước chứng nhận và trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiệm ngặt (đạt tiêu chuẩn 4 sao đều có các chứng chỉ quan trọng như VietGap, ISO…). Cụ thể hơn, OCOP là hoạt động phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở nông thôn.
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo định hướng phát huy nội lực và giá trị gia tăng. Đây là giải pháp, nhiệm vụ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình OCOP nhấn mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp mang lại lợi ích ở từng địa phương theo chuỗi giá trị do thành phần kinh tế tư nhân và doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tập thể dẫn dắt.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo bằng việc ban hành khung pháp lý và thực thi chính sách. Đồng thời, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Các khâu hỗ trợ: Đào tạo, tư vấn kỹ thuật, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tín dụng.
Những đóng góp tích cực của OCOP vào phát triển nông thôn
Sự xuất hiện của chương trình OCOP đã tác động không nhỏ vào thị trường kinh tế tại Việt Nam nói chung, cải thiện kinh tế nông thôn Việt Nam nói riêng. Thực tế cho thấy, các mặt hàng được công nhận OCOP sẽ có khả năng mở rộng thị trường, quy mô sản xuất cao hơn so với trước khi được công nhận. Bởi lẽ, sản phẩm OCOP với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, lại có chính sách của tỉnh hỗ trợ về trưng bày, quảng bá nên càng được nhiều người biết đến. Nhờ có chứng nhận OCOP, các thương hiệu có khả năng bán chạy hơn trên thị trường nội địa và xuất khẩu bởi đã sở hữu được lòng tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tháng 12/2023), hiện nay cả nước có gần 11 nghìn sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên của 5.610 chủ thể OCOP, có mặt ở 63 tỉnh, thành phố. Con số này đã vượt mục tiêu cả nước có 10 nghìn sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên vào năm 2025 mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Chương trình OCOP góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, chuỗi giá trị khép kín, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường. Nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu tập trung, thúc đẩy cả ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Không chỉ thúc đẩy nền kinh tế, chương trình OCOP cũng có ý nghĩa quan trọng với việc với công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Mô hình thương mại mới này giúp giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững và thúc đẩy phong trào nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn.
Hoạt động OCOP tại Thanh Hóa
Theo dữ liệu thống kê từ trang web chính thức OCOP Thanh Hóa, tính đến tháng 2/2024 Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP trải rộng trên khắp 286 xã/phường/thị trấn. Trong đó, các sản phẩm đều đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên, có gần 60 sản phẩm đạt 4 sao và một sản phẩm đạt 5 sao tiêu biểu: Mắm tôm Lê Gia của Công ty TNHH thực phẩm và TMDV Lê Gia. Sau gần 6 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã nằm trong top 2 tỉnh thành có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước, chỉ xếp sau Hà Nội.
Sản phẩm muối mắc khén Mường Đeng của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Nguồn ảnh: Tạp chí Điện tử Thương hiệu & Công luận.
Đến nay Thanh Hóa có 13 đơn vị cấp huyện, 363/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 97 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 479 sản phẩm OCOP. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Thanh Hóa trở thành tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 3 cả nước và cao nhất quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Nem chua - sản phẩm OCOP đặc trưng của người xứ Thanh. Nguồn ảnh: Hoàng Minh - Báo Công Thương.
Một trong những thương hiệu OCOP tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa có thể kể đến là Cự Nham thuộc xã Quảng Nham. Quảng Nham tự hào khi có 4 sản phẩm được công nhận OCOP và có HTX nước mắm Cự Nham. Năm 2023, Quảng Nham đã phấn đấu có thêm 1 sản phẩm OCOP. Xác định khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, xã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản đạt 55.000 tấn trở lên, chiếm 47% cơ cấu kinh tế của xã, góp phần nâng cao đời sống của bà con.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham quan gian hàng của thương hiệu Nước mắm Cự Nham
Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…
Tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Các sản phẩm OCOP được giới thiệu trong các hội nghị kết nối cung cầu của Thanh Hoá. Nguồn ảnh Xuân Nghĩa - Báo Lao động
Ðể phát triển sản phẩm OCOP bền vững, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chú trọng việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm...
Tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường kết nối giao lưu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.
Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP.
Tin cùng chuyên mục
-
Công bố Quyết định về TTHC
13/12/2024 00:00:00 -
HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐÓI, RÉT, DỊCH BỆNH CHO ĐÀN GIA SÚC , GIA CẦM VÀ THỦY SẢN
13/12/2024 00:00:00 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI
12/12/2024 00:00:00 -
Thông tư số 10/2024/TTBVHTT&DL
12/12/2024 00:00:00
Chương trình OCOP đóng góp tích cực vào việc phát triển nông thôn Việt Nam và thị trường chung tại Thanh Hóa hiện nay
Sau gần 6 năm thực hiện, chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa đã nằm trong top đầu cả nước về số lượng sản phẩm và tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội trong tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
OCOP (One Commune One Product, tạm dịch: Mỗi xã một sản phẩm). Ở đây, OCOP được xem là sản phẩm đặc trưng của địa phương đã được Nhà nước chứng nhận và trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiệm ngặt (đạt tiêu chuẩn 4 sao đều có các chứng chỉ quan trọng như VietGap, ISO…). Cụ thể hơn, OCOP là hoạt động phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở nông thôn.
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo định hướng phát huy nội lực và giá trị gia tăng. Đây là giải pháp, nhiệm vụ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình OCOP nhấn mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp mang lại lợi ích ở từng địa phương theo chuỗi giá trị do thành phần kinh tế tư nhân và doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tập thể dẫn dắt.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo bằng việc ban hành khung pháp lý và thực thi chính sách. Đồng thời, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Các khâu hỗ trợ: Đào tạo, tư vấn kỹ thuật, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tín dụng.
Những đóng góp tích cực của OCOP vào phát triển nông thôn
Sự xuất hiện của chương trình OCOP đã tác động không nhỏ vào thị trường kinh tế tại Việt Nam nói chung, cải thiện kinh tế nông thôn Việt Nam nói riêng. Thực tế cho thấy, các mặt hàng được công nhận OCOP sẽ có khả năng mở rộng thị trường, quy mô sản xuất cao hơn so với trước khi được công nhận. Bởi lẽ, sản phẩm OCOP với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, lại có chính sách của tỉnh hỗ trợ về trưng bày, quảng bá nên càng được nhiều người biết đến. Nhờ có chứng nhận OCOP, các thương hiệu có khả năng bán chạy hơn trên thị trường nội địa và xuất khẩu bởi đã sở hữu được lòng tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tháng 12/2023), hiện nay cả nước có gần 11 nghìn sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên của 5.610 chủ thể OCOP, có mặt ở 63 tỉnh, thành phố. Con số này đã vượt mục tiêu cả nước có 10 nghìn sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên vào năm 2025 mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Chương trình OCOP góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, chuỗi giá trị khép kín, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường. Nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu tập trung, thúc đẩy cả ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Không chỉ thúc đẩy nền kinh tế, chương trình OCOP cũng có ý nghĩa quan trọng với việc với công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Mô hình thương mại mới này giúp giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững và thúc đẩy phong trào nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn.
Hoạt động OCOP tại Thanh Hóa
Theo dữ liệu thống kê từ trang web chính thức OCOP Thanh Hóa, tính đến tháng 2/2024 Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP trải rộng trên khắp 286 xã/phường/thị trấn. Trong đó, các sản phẩm đều đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên, có gần 60 sản phẩm đạt 4 sao và một sản phẩm đạt 5 sao tiêu biểu: Mắm tôm Lê Gia của Công ty TNHH thực phẩm và TMDV Lê Gia. Sau gần 6 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã nằm trong top 2 tỉnh thành có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước, chỉ xếp sau Hà Nội.
Sản phẩm muối mắc khén Mường Đeng của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Nguồn ảnh: Tạp chí Điện tử Thương hiệu & Công luận.
Đến nay Thanh Hóa có 13 đơn vị cấp huyện, 363/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 97 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 479 sản phẩm OCOP. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Thanh Hóa trở thành tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 3 cả nước và cao nhất quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Nem chua - sản phẩm OCOP đặc trưng của người xứ Thanh. Nguồn ảnh: Hoàng Minh - Báo Công Thương.
Một trong những thương hiệu OCOP tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa có thể kể đến là Cự Nham thuộc xã Quảng Nham. Quảng Nham tự hào khi có 4 sản phẩm được công nhận OCOP và có HTX nước mắm Cự Nham. Năm 2023, Quảng Nham đã phấn đấu có thêm 1 sản phẩm OCOP. Xác định khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, xã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản đạt 55.000 tấn trở lên, chiếm 47% cơ cấu kinh tế của xã, góp phần nâng cao đời sống của bà con.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham quan gian hàng của thương hiệu Nước mắm Cự Nham
Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…
Tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Các sản phẩm OCOP được giới thiệu trong các hội nghị kết nối cung cầu của Thanh Hoá. Nguồn ảnh Xuân Nghĩa - Báo Lao động
Ðể phát triển sản phẩm OCOP bền vững, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chú trọng việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm...
Tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường kết nối giao lưu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.
Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP.