Thương mại số: Truy xuất nguồn gốc nông sản
Hiện nay, việc dán tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Hàng hóa được dán tem truy xuất sẽ giúp minh bạch về nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, góp phần tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm giá trị sản phẩm.
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tảng thiết bị thông minh, quản lý, phân tích về toàn bộ quá trình sản xuất từ gieo trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sơ chế, tình trạng quản lý cây trồng, tình trạng quản lý vật tư nông nghiệp. Thông qua đó, các đối tác nhập khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam từ nước ngoài cũng có thể theo dõi, giám sát từng giai đoạn sản xuất trên đồng ruộng của người nông dân tại Việt Nam thông qua dữ liệu hình ảnh từ camera.
Truy xuất nguồn gốc nông sản giúp hợp tác xã Cự Nẫm tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu
Gia đình chị Nguyễn Thị Giang chủ hợp tác xã Cự Nẫm, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bắt đầu trồng và phát triển diện tích cây dược liệu cà gai leo từ năm 2015, để sản xuất bền vững và hiệu quả, toàn bộ diện tích trồng cây cà gai leo đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây nguyên liệu sạch, năm 2018 trước nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chiết xuất từ cây cà gai leo, gia đình bắt đầu nghiên cứu sản xuất sản phẩm Cao cà gai leo và thành lập hợp tác xã. Mặc dù, cây cà gai leo nhà chị Giang cam kết sạch hoàn toàn và tuyệt đối không dùng phân bón hóa học, việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có được niềm tin từ người tiêu dùng.
Năm 2019, sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chị Giang đã thực hiện thủ tục đăng ký và sử dụng 20.000 tem mã QR của trung tâm mã số mã vạch quốc gia để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho Cao cà gai leo Thanh Bình, việc này giúp gia đình chị quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết.
Việc dán nhãn mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguồn nguyên liệu làm ra sản phẩm Cao cà gai leo từ đó dần dần tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp hợp tác xã tiếp cận được với khách hàng khó tính, từ đó đi vào sản xuất ổn định, tổng doanh thu ước đạt trên 1,2 tỷ đồng/năm, thu lãi từ 600 - 700 triệu đồng/năm, đã góp phần tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, sản phẩm Cao cà gai leo Thanh Bình không chỉ có mặt trên thị trường tỉnh Quảng Bình mà còn vươn ra các tỉnh, thành khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Đà Nẵng, Đồng Nai, khu vực Tây Nguyên,...
Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe ngày càng cao, việc áp dụng truy suất nguồn gốc sản phẩm giúp cho bà con nông dân có thể tiếp cận được với khách hàng khó tính, tăng được sức cạnh tranh trên thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
09/12/2024 00:00:00 -
TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN NĂM 2024
25/10/2024 00:00:00 -
Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững
08/10/2024 00:00:00 -
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
08/10/2024 00:00:00
Thương mại số: Truy xuất nguồn gốc nông sản
Hiện nay, việc dán tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Hàng hóa được dán tem truy xuất sẽ giúp minh bạch về nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, góp phần tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm giá trị sản phẩm.
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc dựa trên nền tảng thiết bị thông minh, quản lý, phân tích về toàn bộ quá trình sản xuất từ gieo trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sơ chế, tình trạng quản lý cây trồng, tình trạng quản lý vật tư nông nghiệp. Thông qua đó, các đối tác nhập khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam từ nước ngoài cũng có thể theo dõi, giám sát từng giai đoạn sản xuất trên đồng ruộng của người nông dân tại Việt Nam thông qua dữ liệu hình ảnh từ camera.
Truy xuất nguồn gốc nông sản giúp hợp tác xã Cự Nẫm tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu
Gia đình chị Nguyễn Thị Giang chủ hợp tác xã Cự Nẫm, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bắt đầu trồng và phát triển diện tích cây dược liệu cà gai leo từ năm 2015, để sản xuất bền vững và hiệu quả, toàn bộ diện tích trồng cây cà gai leo đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây nguyên liệu sạch, năm 2018 trước nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chiết xuất từ cây cà gai leo, gia đình bắt đầu nghiên cứu sản xuất sản phẩm Cao cà gai leo và thành lập hợp tác xã. Mặc dù, cây cà gai leo nhà chị Giang cam kết sạch hoàn toàn và tuyệt đối không dùng phân bón hóa học, việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có được niềm tin từ người tiêu dùng.
Năm 2019, sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chị Giang đã thực hiện thủ tục đăng ký và sử dụng 20.000 tem mã QR của trung tâm mã số mã vạch quốc gia để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho Cao cà gai leo Thanh Bình, việc này giúp gia đình chị quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết.
Việc dán nhãn mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguồn nguyên liệu làm ra sản phẩm Cao cà gai leo từ đó dần dần tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp hợp tác xã tiếp cận được với khách hàng khó tính, từ đó đi vào sản xuất ổn định, tổng doanh thu ước đạt trên 1,2 tỷ đồng/năm, thu lãi từ 600 - 700 triệu đồng/năm, đã góp phần tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, sản phẩm Cao cà gai leo Thanh Bình không chỉ có mặt trên thị trường tỉnh Quảng Bình mà còn vươn ra các tỉnh, thành khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Đà Nẵng, Đồng Nai, khu vực Tây Nguyên,...
Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe ngày càng cao, việc áp dụng truy suất nguồn gốc sản phẩm giúp cho bà con nông dân có thể tiếp cận được với khách hàng khó tính, tăng được sức cạnh tranh trên thị trường.