Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

lễ Hội Lam Kinh 2022

Ngày 09/12/2022 00:00:00

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI

LAM KINH NĂM 2022

Số: 257 /KH-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


Thọ Xuân, ngày  31 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Phối hợp tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch.

 

Thực hiện Kế hoạch số 3266/KH-BTC ngày 25/7/2022 của Ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về Kế hoạch tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch; Ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022 huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sỹ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; khơi dậy truyền thống lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Thanh; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

- Góp phần đẩy mạnh các hoạt động phục hồi phát triển du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư về với Thanh Hóa, góp phần giới thiệu, quảng bá nét đẹp của vùng đất, giá trị và hình ảnh di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Thọ Xuân tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập; thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh, phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.

- Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi đảm bảo trang trọng, hiệu quả, thiết thực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, giữ gìn, bảo vệ và phát huy di tích lịch sử, văn hóa.

II. NỘI DUNG TỔ CHỨC LỄ HỘI

1. Quy mô

          Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo nội dung, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân, UBND huyện Ngọc Lặc và các ban, sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện.

2. Thời gian, địa điểm

2.1. Thời gian:

- Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi trong ba ngày, ngày 16, 17, 18/9/2022 (tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 năm Nhâm Dần) - 8h00, ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần): Diễn ra khai mạc chính lễ tại sân rồng, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Địa điểm:

- Các hoạt động chính của Lễ hội diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

- Tổ chức Lễ dâng hương tại các địa điểm di tích: Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, thị trấn Lam Sơn, khu lăng mộ Vua Lê Thái Tổ, các Tòa Thái miếu tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân; đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc; Thái miếu Nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, tượng đài Lê Lợi (Lê Thái Tổ), thành phố Thanh Hóa.

3. Nội dung

3.1. Phần Lễ (có kịch bản riêng)

- Tổ chức phần Lễ chính tại sân Rồng Khu Di tích lịch sử Lam Kinh vào sáng ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần) thành kính và tôn nghiêm;

- Tổ chức rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai theo nghi thức truyền thống, từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai về sân Điện Lam Kinh trước giờ diễn ra Lễ khai mạc vào sáng ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần);

- Tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ khu di tích tổ chức tế lễ theo nghi thức cổ truyền đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh vào hai ngày 16 -17/9/2022 (tức ngày 21, 22/8 năm Nhâm Dần);

 - Tổ chức buổi lễ dâng hương làm giỗ bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Lam Sơn (núi Dầu) vào ngày 18/9 (tức ngày 23/8/ năm Nhâm Dần).

- Nghi thức tế lễ: Theo nghi thức truyền thống.

 3.2. Phần hội (có kịch bản riêng)

- Kịch bản chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất xứ Thanh, góp phần phục hồi phát triển du lịch Thanh Hóa. Phương thức thể hiện theo hướng xã hội hóa trên cơ sở sử dụng các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

3.3. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch (1) Trưng bày tư liệu, hình ảnh kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt

- Thời gian, địa điểm:

+ Tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Dự kiến từ ngày 10 - 20/9/2022.

+ Tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội:

Dự kiến từ ngày 22 - 30/11/2022.

- Nội dung:

+ Trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu về vai trò của Đông Kinh (tức Thăng Long) và Tây Kinh (tức Lam Kinh) dưới thời nhà Lê.

+ Trưng bày, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh giá trị của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh qua hệ thống dấu tích kiến trúc, vật liệu kiến trúc xây dựng và đồ dùng sinh hoạt.

+ Trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh trong 10 năm qua (2012 - 2022). (2) Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch: Các trò chơi, trò diễn, múa bản hội dân gian gắn với Lễ hội Lam Kinh; biểu diễn xiếc, nghệ thuật truyền thống dân tộc; thuyết minh giới thiệu về công trình Chính điện Lam Kinh... (3) Xây dựng phim tài liệu phóng sự 10 năm di tích quốc gia Đặc biệt Lam Kinh. Ban Quản lý di tích Lam Kinh phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa thực hiện sản xuất phim tài liệu phát sóng phóng sự 10 năm di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. (4) Tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hoá gắn với khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bà Triệu, khu du lịch biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương. (5) Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022 tại địa phương

4. Thành phần đại biểu huyện Thọ Xuân dự lễ khai mạc: Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Bí thư, Chủ tịch thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân.

5. Nhiệm vụ giao huyện Thọ Xuân

- Chỉ đạo, điều động lực lượng nhân lực và trang thiết bị, đạo cụ, phục trang Đội múa Xuân Phả của các địa phương trong huyện tham gia tập luyện dàn dựng thực hiện kịch bản lễ hội (số lượng 40 người); điều động tổ chức các đội tế tham gia tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của Ban Tổ chức.  

- Chỉ đạo UBND thị trấn Lam Sơn chỉnh trang khu vực bên ngoài đền thờ Lê Thái Tổ, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ tại di tích và trong khu vực dân cư. Bố trí sắp xếp các dịch vụ bán hàng (tổ chức sắp xếp dịch vụ phù hợp, ngăn nắp không lấn chiếm, cản trở giao thông và không gian lễ hội, không bố trí hàng, quán, trông giữ xe đạp, xe máy… khu vực đền thờ Lê Thái Tổ) đảm bảo giao thông thông thoáng, thuận lợi cho du khách tham dự lễ hội, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng hoá kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Ban Tổ chức xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng xe cơ giới và các phương tiện tham gia giao thông, bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách, không để ách tắc giao thông trong những ngày tổ chức lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh trong lễ hội và khu vực dân cư.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương cơ sở và các lực lượng an ninh phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh kiểm soát, có quy hoạch sắp xếp đảm bảo tổ chức các dịch vụ bán hàng không ảnh hưởng đến trục đường đá Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; Chỉ đạo Bệnh viện huyện bố trí trạm trực cấp cứu trong khu vực tổ chức Lễ hội.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và Trung tâm văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan, thiết kế các cụm panô, treo băng-rôn, phướn, cờ hội tuyên truyền cho Lễ hội Lam Kinh tại các khu vực thị trấn huyện Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn; tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, các trò chơi, trò diễn dân gian phục vụ du khách; phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các môn thi đấu thể thao dân tộc tại huyện Thọ Xuân nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những ngày diễn ra Lễ hội. Thời gian tuyên truyền từ ngày 10/9/2022 - 20/9/2022.

 - Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ hội Lam Kinh tại địa phương.

6. Nội dung huyện Thọ Xuân chủ trì tổ chức:

Giải thể thao: Bóng chuyền da Nam, Bóng chuyền hơi Nữ và Kéo co Nữ

- Đơn vị chủ trì tổ chức: Trung tâm Văn hóa, TT, Thể thao và Du lịch huyện.

- Đơn vị thực hiện: UBND các xã: Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Phú, Xuân Sinh, Thọ Lâm, Thọ Diên, Xuân Thiên, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và Trường THPT Lam Kinh.

- Đơn vị phối hợp: Phòng Văn hóa và Thông tin, UBND thị trấn Lam Sơn.

- Thời gian: Từ ngày 15 - 16/9/2022 (tức ngày 20, 21/8 năm Nhâm Dần).

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Phòng Văn hoá và Thông tin

- Là cơ quan Thường trực chủ trì, phối hơp tham mưu xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức lễ hội huyện. Chịu trách nhiệm đầu mối liên hệ phối hợp giữa các phòng, ngành, địa phương có liên quan trong suốt quá trình tổ chức Lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND - UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Lam năm 2022 trình Thường trực UBND huyện phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND huyện điều động Đội múa Xuân Phả, các đội tế tham gia tập luyện theo kịch bản kịch bản của Ban Tổ chức; điều động các đội thi đấu thể thao phục vụ du khách trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND – UBND huyện tham mưu đấu mối, đón tiếp đại biểu về dự Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

- Tổ chức và tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và trên Đài Truyền thanh, Cổng/Trang thông tin điện tử về Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

- In ấn và cấp thẻ, biển xe Ban Tổ chức và các phòng, ngành tham gia thực hiện nhiệm vụ tại lễ hội. Đấu mối tiếp nhận giấy mời, thẻ đại biểu, biển xe cho các đại biểu huyện tham dự lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND-UBND huyện chuẩn bị lễ khai đền, lễ chính, lễ cáo phục vụ Thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ huyện.

- Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, Công an huyện và Đội Quản lý thị trường số 14, UBND thị trấn Lam Sơn hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các hoạt động văn hóa - lễ hội theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Ban Tổ chức Lễ hội.

- Phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, UBND các xã, thị trấn điều động các lực lượng các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các trò chơi, trò diễn dân gian, tổ chức thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội Lam Kinh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của BTC.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy .

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các nội dung tuyên truyền Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

3. Đề nghị Văn phòng Huyện ủy .

Chủ trì, cùng với Văn phòng HĐND - UBND huyện, phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu đón tiếp đại biểu về dự Lễ hội Lam Kinh năm 2022. Bố trí phương tiện phục vụ Thường trực Huyện ủy đi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức, dâng hương và dự lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

4. Văn phòng HĐND - UBND huyện

- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin lập dự toán kinh phí tham gia tổ chức Lễ hội, thực hiện tạm ứng kinh phí đảm bảo tham gia thực hiện các nhiệm vụ tổ chức Lễ Hội theo kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu đón tiếp các Đại biểu, các đoàn khách về dự Lễ hội. Bố trí phương tiện phục vụ Lãnh đạo đi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức, dâng hương và dự lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế huyện xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo công tác y tế, VSATTP trong những ngày diễn ra lễ hội.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch. Thẩm định, trình Chủ tịch UBND phê duyệt dư toán kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán ngân sách phân bổ năm 2022. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND thị trấn Lam Sơn quản lý việc thu phí các dịch vụ, trông giữ xe theo quy định.

6. Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền rộng rãi thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn và Lễ hội Lam Kinh năm 2022 bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Băng zôn, khẩu hiệu trực quan; xây dựng và chỉ đạo xây dựng các chuyên mục, đăng tải các tin, bài tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp anh hùng dân tộc Lê Lợi,… trên bảng Led, hệ thống Truyền thanh, Cổng/Trang thông tin điện tử từ huyện đến cơ sở. Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền tại các xã, thị trấn theo quy định.

- Phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, UBND các xã: Xuân Trường, Xuân Thiên, Thọ Lâm, thị trấn Lam Sơn quản lý, hướng dẫn và tổ chức cho Đội Trò Xuân Phả, các đội kiệu, đội tế,… của huyện tham gia theo kịch bản của Ban Tổ chức.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin, UBND thị trấn Lam Sơn, Ban Quản lý di tích Lam Kinh quan xây dựng kế hoạch, điều lệ và lựa chọn địa điểm tổ chức, chuẩn bị sân, bóng, lưới, dây kéo co và các điều kiện và tổ chức thi đấu thể thao (Bóng Chuyền da Nam, Bóng chuyền hơi Nữ, Kéo co Nữ) phục vụ Lễ hội.

7. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý di tích Lam Kinh, các làng nghề tổ chức 03 gian hàng giới thiệu ẩm thực của huyện tại Lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, Đội Quản lý Thị trường số 14 và các phòng, ngành liên quan kiểm tra, yêu cầu các hộ, cá nhân kinh doanh niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ trong lễ hội và thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm theo quy định. Kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh.

- Tham mưu chỉ đạo và phối hợp với UBND thị trấn Lam Sơn kẻ chỉ giới và quản lý vị trí chỉ giới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đối với các  hộ sinh sống, kinh doanh dọc các tuyến đường của địa phương, nghiêm cấm việc bày bán kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ trên phần diện tích đất công.

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn giao thông, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn toàn huyện trong những ngày diễn ra Lễ hội

8. Phòng Tài nguyên - Môi trường

Chủ trì, phối hợp các phòng, ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn huyện trong những ngày diễn ra Lễ hội, trọng tâm là Quốc lộ 47 và 4C từ xã Xuân Sinh, Thọ Lộc đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, các thị trấn Thọ Xuân, Sao Vàng, Lam Sơn; chỉ đạo, đôn đốc UBND thị trấn Lam Sơn và các đơn vị có liên quan đối với công tác vệ sinh trên tuyến đường từ Ngả 3 cây Gạo vào di tích khu di tích lịch sử Lam Kinh trong thời gian diễn ra Lễ hội.

 9. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn tổ chức kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời, đưa các đối tượng ăn xin, ăn mày ra khỏi khu vực tổ chức Lễ hội.

10. Đề nghị Ban Quản lý di tích Lam Kinh

- Nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại 2 bên đường từ ngã tư trước Cổng vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc Ban Quản lý.

- Chủ trì phối hợp với Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn, các lực lượng chức năng có liên quan kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; quản lý chặt chẽ kinh doanh, dịch vụ, hàng quán theo quy hoạch Trưởng Ban Tổ chức phê duyệt; đảm bảo công tác an ninh trật tự, PCCC, vệ sinh môi trường, điện, nước trong khu vực di tích; đảm bảo sạch sẽ khu vực vệ sinh công cộng cố định trong khu vực di tích trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Phối hợp, hỗ trợ đoàn rước kiệu vua Lê Thái Tổ, các đội tế, đồi Trò tham gia Lễ hội theo kịch bản BTC tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các các phòng, ngành, địa phương liên quan trong quá trình tổ chức Lễ hội.

11. Công an huyện

- Tổ chức triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an ninh văn hoá, an toàn giao thông trong những ngày tổ chức Lễ hội; tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại các địa điểm tổ chức Lễ hội và xây dựng phương án huy động lực lượng phương tiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh trong những ngày diễn ra Lễ hội theo chỉ đạo của Công an tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Ban Tổ chức xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng xe cơ giới và các phương tiện tham gia giao thông; lập 02 chốt phương tiện giao thông tại khu vực Cổng trào 8 (đầu cầu phía Bắc cầu Mục Sơn), khu vực ngã tư Phúc Lâm và tổ chức trực chốt từ ngày 15 - 17/9/2022 (ngày 20 - 22/8 năm Nhâm Dần).

- Phối hợp, hướng dẫn UBND thị trấn Lam Sơn xây dựng phương án bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách, không để ách tắc giao thông trong những ngày tổ chức lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh, PCCC trong lễ hội, các di tích và khu dân cư.

- Phối hợp với Ban Quản lý di tích Lam Kinh, Đội quản lý thị trường số 14, phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND thị trấn Lam Sơn quản lý, kiểm soát kinh doanh dịch vụ, trò chơi trong lễ hội theo quy hoạch đã được Ban Tổ chức phê duyệt, trọng tâm là trục đường đá Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh.

12. Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế huyện

- Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp Bệnh viện Đa khoa, các phòng, ngành liên quan tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn huyện và bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu vực diễn ra lễ hội theo quy định.

- Bệnh viện Đa khoa huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện bố trí 01 xe cứu thương, đủ nhân lực, thuốc, dụng cụ vật tư y tế sơ cấp cứu trong các ngày diễn ra lễ hội tại khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

13. Đội Quản lý Thị trường số 14

Chủ trì xây dựng phương án, phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn, Ban Quản lý di tích Lam Kinh thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại 2 bên đường từ ngã tư vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; xử lý theo thẩm quyền việc kinh doanh dịch vụ, hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng tại khu vực tổ chức Lễ hội và các xã, thị trấn.

14. Huyện Đoàn Thọ Xuân

Chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị,.. tuyên truyền cho thanh, thiếu niên về thân thế sự nghiệp anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, về mục đích, ý nghĩa của Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, về ý thức chấp hành luật lệ ATGT, thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn điều đồng lực lượng Thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ Lễ hội.

15. UBND thị trấn Lam Sơn

- Thành lập Tiểu Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức các lực lượng, phương tiện tham gia tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

- Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, Ban Quản lý di tích Lam Kinh xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, PCCC trên địa bàn và các di tích thuộc địa phương quản lý.

- Điều động nhân lực, thành lập 01 đội rước kiệu vua Lê Thái Tổ, 01 đội tế tập luyện, tham gia lễ hội theo kịch bản của BTC tỉnh. - Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Phối hợp với Công an huyện, Ban Quản lý di tích Lam Kinh, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại 2 bên đường từ ngã tư vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; quản lý các dịch vụ bán hàng, kiểm tra, xử lý các hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Tổ chức kẻ chỉ giới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đối với các hộ sinh sống, kinh doanh dọc các tuyến đường của địa phương, nghiêm cấm việc bày bán kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ trên phần diện tích đất công.

- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn và bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu vực diễn ra lễ hội theo quy định.

- Phối hợp với Công an huyện quy hoạch, quản lý các điểm trông giữ xe và chịu trách nhiệm về giá cước trông giữ xe trên địa bàn địa phương quản lý theo quy định.

- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chuẩn bị sân và các điều kiện tổ chức thi đấu Bóng chuyền, Kéo co phục vụ Lễ hội. - Tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn thị trấn.

- Thực hiện treo hệ thống băng rôn đậm đặc từ ngã ba cây Gạo đến cầu Mục Sơn, trụ sở UBND thị trấn và tuyến đường thuộc địa bàn thị trấn; thông báo, vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10-20/9/2022

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của BTC.

16. UBND xã Xuân Trường

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện chọn cử, quản lý luyện tập, tham gia lễ khai mạc 40 người theo kịch bản của Ban Tổ chức Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

17. UBND xã Thọ Lâm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa

- Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức đội tế Lê Văn An tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của BTC.

- Chọn cử 01 đội Bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu giải thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.  18.UBND xã Xuân Thiên chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức đội tế Lê Sao tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của BTC.

- Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.  

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

19. UBND xã Xuân Phú, thị trấn Sao Vàng

- Chọn cử đội Bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

20. UBND các xã: Xuân Bái, Xuân Sinh, Thọ Diên, Thọ Xương

 - Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

21. Trường THPT Lam Kinh

- Chọn cử 01 đội bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội

- Tuyên truyền cho GV, HS về thân thế, sự nghiệp Anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn và Lễ hội Lam Kinh năm 2022; ý thức chấp hành luật ATGT, thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội.

22. UBND các xã, thị trấn

- Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống băng rôn, khẩu hiệu (mỗi đơn vị 03 băng rôn 02 mặt); xã Thọ Lộc, Nam Giang, Bắc Lương, Tây Hồ, Xuân Sinh, thị trấn thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng (mỗi xã 05 băng 02 mặt), tổ chức treo cờ Tổ quốc, cờ hội và Cổng/trang thông tin điện tử, Đài truyền thanh đến toàn thể nhân dân trên địa bàn về anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh,…

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn trong thời gian trước, trong và sau Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu Trưởng các phòng, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể từng cán bộ, công chức và phối hợp chặt chẽ với các phòng, ngành, địa phương liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện bằng văn bản về Ban Tổ chức Lễ hội huyện (phòng Văn hóa và Thông tin

- Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội huyện) trước ngày 15/9/2022 để tổng hợp báo cáo Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về phòng Văn hóa và Thông tin huyện để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022 huyện Thọ Xuân kịp thời chỉ đạo giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (b/c)

- Sở VH, TT và DL Thanh Hóa (b/c);

- Thường trực Huyện uỷ (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;

- Các phòng, ngành, đơn vị;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu VP, BTC.

 

TRƯỞNG BAN

Phó Chủ tịch UBND huyện

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Hải

 

 

 

  

lễ Hội Lam Kinh 2022

Đăng lúc: 09/12/2022 00:00:00 (GMT+7)

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI

LAM KINH NĂM 2022

Số: 257 /KH-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


Thọ Xuân, ngày  31 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Phối hợp tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch.

 

Thực hiện Kế hoạch số 3266/KH-BTC ngày 25/7/2022 của Ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về Kế hoạch tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch; Ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022 huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sỹ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; khơi dậy truyền thống lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Thanh; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

- Góp phần đẩy mạnh các hoạt động phục hồi phát triển du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư về với Thanh Hóa, góp phần giới thiệu, quảng bá nét đẹp của vùng đất, giá trị và hình ảnh di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Thọ Xuân tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập; thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh, phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.

- Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi đảm bảo trang trọng, hiệu quả, thiết thực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, giữ gìn, bảo vệ và phát huy di tích lịch sử, văn hóa.

II. NỘI DUNG TỔ CHỨC LỄ HỘI

1. Quy mô

          Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, góp phần phục hồi phát triển du lịch được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo nội dung, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân, UBND huyện Ngọc Lặc và các ban, sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện.

2. Thời gian, địa điểm

2.1. Thời gian:

- Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi trong ba ngày, ngày 16, 17, 18/9/2022 (tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 năm Nhâm Dần) - 8h00, ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần): Diễn ra khai mạc chính lễ tại sân rồng, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Địa điểm:

- Các hoạt động chính của Lễ hội diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

- Tổ chức Lễ dâng hương tại các địa điểm di tích: Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, thị trấn Lam Sơn, khu lăng mộ Vua Lê Thái Tổ, các Tòa Thái miếu tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân; đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc; Thái miếu Nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, tượng đài Lê Lợi (Lê Thái Tổ), thành phố Thanh Hóa.

3. Nội dung

3.1. Phần Lễ (có kịch bản riêng)

- Tổ chức phần Lễ chính tại sân Rồng Khu Di tích lịch sử Lam Kinh vào sáng ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần) thành kính và tôn nghiêm;

- Tổ chức rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai theo nghi thức truyền thống, từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai về sân Điện Lam Kinh trước giờ diễn ra Lễ khai mạc vào sáng ngày 17/9/2022 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần);

- Tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ khu di tích tổ chức tế lễ theo nghi thức cổ truyền đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh vào hai ngày 16 -17/9/2022 (tức ngày 21, 22/8 năm Nhâm Dần);

 - Tổ chức buổi lễ dâng hương làm giỗ bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Lam Sơn (núi Dầu) vào ngày 18/9 (tức ngày 23/8/ năm Nhâm Dần).

- Nghi thức tế lễ: Theo nghi thức truyền thống.

 3.2. Phần hội (có kịch bản riêng)

- Kịch bản chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất xứ Thanh, góp phần phục hồi phát triển du lịch Thanh Hóa. Phương thức thể hiện theo hướng xã hội hóa trên cơ sở sử dụng các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

3.3. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch (1) Trưng bày tư liệu, hình ảnh kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt

- Thời gian, địa điểm:

+ Tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Dự kiến từ ngày 10 - 20/9/2022.

+ Tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội:

Dự kiến từ ngày 22 - 30/11/2022.

- Nội dung:

+ Trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu về vai trò của Đông Kinh (tức Thăng Long) và Tây Kinh (tức Lam Kinh) dưới thời nhà Lê.

+ Trưng bày, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh giá trị của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh qua hệ thống dấu tích kiến trúc, vật liệu kiến trúc xây dựng và đồ dùng sinh hoạt.

+ Trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh trong 10 năm qua (2012 - 2022). (2) Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch: Các trò chơi, trò diễn, múa bản hội dân gian gắn với Lễ hội Lam Kinh; biểu diễn xiếc, nghệ thuật truyền thống dân tộc; thuyết minh giới thiệu về công trình Chính điện Lam Kinh... (3) Xây dựng phim tài liệu phóng sự 10 năm di tích quốc gia Đặc biệt Lam Kinh. Ban Quản lý di tích Lam Kinh phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa thực hiện sản xuất phim tài liệu phát sóng phóng sự 10 năm di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. (4) Tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hoá gắn với khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bà Triệu, khu du lịch biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương. (5) Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022 tại địa phương

4. Thành phần đại biểu huyện Thọ Xuân dự lễ khai mạc: Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; Bí thư, Chủ tịch thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân.

5. Nhiệm vụ giao huyện Thọ Xuân

- Chỉ đạo, điều động lực lượng nhân lực và trang thiết bị, đạo cụ, phục trang Đội múa Xuân Phả của các địa phương trong huyện tham gia tập luyện dàn dựng thực hiện kịch bản lễ hội (số lượng 40 người); điều động tổ chức các đội tế tham gia tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của Ban Tổ chức.  

- Chỉ đạo UBND thị trấn Lam Sơn chỉnh trang khu vực bên ngoài đền thờ Lê Thái Tổ, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ tại di tích và trong khu vực dân cư. Bố trí sắp xếp các dịch vụ bán hàng (tổ chức sắp xếp dịch vụ phù hợp, ngăn nắp không lấn chiếm, cản trở giao thông và không gian lễ hội, không bố trí hàng, quán, trông giữ xe đạp, xe máy… khu vực đền thờ Lê Thái Tổ) đảm bảo giao thông thông thoáng, thuận lợi cho du khách tham dự lễ hội, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng hoá kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Ban Tổ chức xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng xe cơ giới và các phương tiện tham gia giao thông, bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách, không để ách tắc giao thông trong những ngày tổ chức lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh trong lễ hội và khu vực dân cư.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương cơ sở và các lực lượng an ninh phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh kiểm soát, có quy hoạch sắp xếp đảm bảo tổ chức các dịch vụ bán hàng không ảnh hưởng đến trục đường đá Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; Chỉ đạo Bệnh viện huyện bố trí trạm trực cấp cứu trong khu vực tổ chức Lễ hội.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và Trung tâm văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan, thiết kế các cụm panô, treo băng-rôn, phướn, cờ hội tuyên truyền cho Lễ hội Lam Kinh tại các khu vực thị trấn huyện Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn; tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, các trò chơi, trò diễn dân gian phục vụ du khách; phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các môn thi đấu thể thao dân tộc tại huyện Thọ Xuân nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những ngày diễn ra Lễ hội. Thời gian tuyên truyền từ ngày 10/9/2022 - 20/9/2022.

 - Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ hội Lam Kinh tại địa phương.

6. Nội dung huyện Thọ Xuân chủ trì tổ chức:

Giải thể thao: Bóng chuyền da Nam, Bóng chuyền hơi Nữ và Kéo co Nữ

- Đơn vị chủ trì tổ chức: Trung tâm Văn hóa, TT, Thể thao và Du lịch huyện.

- Đơn vị thực hiện: UBND các xã: Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Phú, Xuân Sinh, Thọ Lâm, Thọ Diên, Xuân Thiên, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và Trường THPT Lam Kinh.

- Đơn vị phối hợp: Phòng Văn hóa và Thông tin, UBND thị trấn Lam Sơn.

- Thời gian: Từ ngày 15 - 16/9/2022 (tức ngày 20, 21/8 năm Nhâm Dần).

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Phòng Văn hoá và Thông tin

- Là cơ quan Thường trực chủ trì, phối hơp tham mưu xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức lễ hội huyện. Chịu trách nhiệm đầu mối liên hệ phối hợp giữa các phòng, ngành, địa phương có liên quan trong suốt quá trình tổ chức Lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND - UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch lập dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Lam năm 2022 trình Thường trực UBND huyện phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND huyện điều động Đội múa Xuân Phả, các đội tế tham gia tập luyện theo kịch bản kịch bản của Ban Tổ chức; điều động các đội thi đấu thể thao phục vụ du khách trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND – UBND huyện tham mưu đấu mối, đón tiếp đại biểu về dự Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

- Tổ chức và tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và trên Đài Truyền thanh, Cổng/Trang thông tin điện tử về Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

- In ấn và cấp thẻ, biển xe Ban Tổ chức và các phòng, ngành tham gia thực hiện nhiệm vụ tại lễ hội. Đấu mối tiếp nhận giấy mời, thẻ đại biểu, biển xe cho các đại biểu huyện tham dự lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND-UBND huyện chuẩn bị lễ khai đền, lễ chính, lễ cáo phục vụ Thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ huyện.

- Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, Công an huyện và Đội Quản lý thị trường số 14, UBND thị trấn Lam Sơn hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các hoạt động văn hóa - lễ hội theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Ban Tổ chức Lễ hội.

- Phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, UBND các xã, thị trấn điều động các lực lượng các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các trò chơi, trò diễn dân gian, tổ chức thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội Lam Kinh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của BTC.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy .

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các nội dung tuyên truyền Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

3. Đề nghị Văn phòng Huyện ủy .

Chủ trì, cùng với Văn phòng HĐND - UBND huyện, phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu đón tiếp đại biểu về dự Lễ hội Lam Kinh năm 2022. Bố trí phương tiện phục vụ Thường trực Huyện ủy đi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức, dâng hương và dự lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

4. Văn phòng HĐND - UBND huyện

- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin lập dự toán kinh phí tham gia tổ chức Lễ hội, thực hiện tạm ứng kinh phí đảm bảo tham gia thực hiện các nhiệm vụ tổ chức Lễ Hội theo kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu đón tiếp các Đại biểu, các đoàn khách về dự Lễ hội. Bố trí phương tiện phục vụ Lãnh đạo đi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chức, dâng hương và dự lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế huyện xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo công tác y tế, VSATTP trong những ngày diễn ra lễ hội.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch. Thẩm định, trình Chủ tịch UBND phê duyệt dư toán kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán ngân sách phân bổ năm 2022. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND thị trấn Lam Sơn quản lý việc thu phí các dịch vụ, trông giữ xe theo quy định.

6. Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền rộng rãi thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn và Lễ hội Lam Kinh năm 2022 bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Băng zôn, khẩu hiệu trực quan; xây dựng và chỉ đạo xây dựng các chuyên mục, đăng tải các tin, bài tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp anh hùng dân tộc Lê Lợi,… trên bảng Led, hệ thống Truyền thanh, Cổng/Trang thông tin điện tử từ huyện đến cơ sở. Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền tại các xã, thị trấn theo quy định.

- Phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, UBND các xã: Xuân Trường, Xuân Thiên, Thọ Lâm, thị trấn Lam Sơn quản lý, hướng dẫn và tổ chức cho Đội Trò Xuân Phả, các đội kiệu, đội tế,… của huyện tham gia theo kịch bản của Ban Tổ chức.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin, UBND thị trấn Lam Sơn, Ban Quản lý di tích Lam Kinh quan xây dựng kế hoạch, điều lệ và lựa chọn địa điểm tổ chức, chuẩn bị sân, bóng, lưới, dây kéo co và các điều kiện và tổ chức thi đấu thể thao (Bóng Chuyền da Nam, Bóng chuyền hơi Nữ, Kéo co Nữ) phục vụ Lễ hội.

7. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý di tích Lam Kinh, các làng nghề tổ chức 03 gian hàng giới thiệu ẩm thực của huyện tại Lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, Đội Quản lý Thị trường số 14 và các phòng, ngành liên quan kiểm tra, yêu cầu các hộ, cá nhân kinh doanh niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ trong lễ hội và thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm theo quy định. Kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh.

- Tham mưu chỉ đạo và phối hợp với UBND thị trấn Lam Sơn kẻ chỉ giới và quản lý vị trí chỉ giới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đối với các  hộ sinh sống, kinh doanh dọc các tuyến đường của địa phương, nghiêm cấm việc bày bán kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ trên phần diện tích đất công.

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn giao thông, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn toàn huyện trong những ngày diễn ra Lễ hội

8. Phòng Tài nguyên - Môi trường

Chủ trì, phối hợp các phòng, ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn huyện trong những ngày diễn ra Lễ hội, trọng tâm là Quốc lộ 47 và 4C từ xã Xuân Sinh, Thọ Lộc đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, các thị trấn Thọ Xuân, Sao Vàng, Lam Sơn; chỉ đạo, đôn đốc UBND thị trấn Lam Sơn và các đơn vị có liên quan đối với công tác vệ sinh trên tuyến đường từ Ngả 3 cây Gạo vào di tích khu di tích lịch sử Lam Kinh trong thời gian diễn ra Lễ hội.

 9. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn tổ chức kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời, đưa các đối tượng ăn xin, ăn mày ra khỏi khu vực tổ chức Lễ hội.

10. Đề nghị Ban Quản lý di tích Lam Kinh

- Nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại 2 bên đường từ ngã tư trước Cổng vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc Ban Quản lý.

- Chủ trì phối hợp với Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn, các lực lượng chức năng có liên quan kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; quản lý chặt chẽ kinh doanh, dịch vụ, hàng quán theo quy hoạch Trưởng Ban Tổ chức phê duyệt; đảm bảo công tác an ninh trật tự, PCCC, vệ sinh môi trường, điện, nước trong khu vực di tích; đảm bảo sạch sẽ khu vực vệ sinh công cộng cố định trong khu vực di tích trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Phối hợp, hỗ trợ đoàn rước kiệu vua Lê Thái Tổ, các đội tế, đồi Trò tham gia Lễ hội theo kịch bản BTC tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các các phòng, ngành, địa phương liên quan trong quá trình tổ chức Lễ hội.

11. Công an huyện

- Tổ chức triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an ninh văn hoá, an toàn giao thông trong những ngày tổ chức Lễ hội; tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại các địa điểm tổ chức Lễ hội và xây dựng phương án huy động lực lượng phương tiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh trong những ngày diễn ra Lễ hội theo chỉ đạo của Công an tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Ban Tổ chức xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng xe cơ giới và các phương tiện tham gia giao thông; lập 02 chốt phương tiện giao thông tại khu vực Cổng trào 8 (đầu cầu phía Bắc cầu Mục Sơn), khu vực ngã tư Phúc Lâm và tổ chức trực chốt từ ngày 15 - 17/9/2022 (ngày 20 - 22/8 năm Nhâm Dần).

- Phối hợp, hướng dẫn UBND thị trấn Lam Sơn xây dựng phương án bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách, không để ách tắc giao thông trong những ngày tổ chức lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh, PCCC trong lễ hội, các di tích và khu dân cư.

- Phối hợp với Ban Quản lý di tích Lam Kinh, Đội quản lý thị trường số 14, phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND thị trấn Lam Sơn quản lý, kiểm soát kinh doanh dịch vụ, trò chơi trong lễ hội theo quy hoạch đã được Ban Tổ chức phê duyệt, trọng tâm là trục đường đá Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh.

12. Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế huyện

- Trung tâm Y tế huyện chủ trì, phối hợp Bệnh viện Đa khoa, các phòng, ngành liên quan tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn huyện và bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu vực diễn ra lễ hội theo quy định.

- Bệnh viện Đa khoa huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện bố trí 01 xe cứu thương, đủ nhân lực, thuốc, dụng cụ vật tư y tế sơ cấp cứu trong các ngày diễn ra lễ hội tại khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

13. Đội Quản lý Thị trường số 14

Chủ trì xây dựng phương án, phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện, UBND thị trấn Lam Sơn, Ban Quản lý di tích Lam Kinh thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại 2 bên đường từ ngã tư vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; xử lý theo thẩm quyền việc kinh doanh dịch vụ, hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng tại khu vực tổ chức Lễ hội và các xã, thị trấn.

14. Huyện Đoàn Thọ Xuân

Chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị,.. tuyên truyền cho thanh, thiếu niên về thân thế sự nghiệp anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, về mục đích, ý nghĩa của Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, về ý thức chấp hành luật lệ ATGT, thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn điều đồng lực lượng Thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ Lễ hội.

15. UBND thị trấn Lam Sơn

- Thành lập Tiểu Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức các lực lượng, phương tiện tham gia tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

- Chủ trì, phối hợp với Công an huyện, Ban Quản lý di tích Lam Kinh xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, PCCC trên địa bàn và các di tích thuộc địa phương quản lý.

- Điều động nhân lực, thành lập 01 đội rước kiệu vua Lê Thái Tổ, 01 đội tế tập luyện, tham gia lễ hội theo kịch bản của BTC tỉnh. - Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Phối hợp với Công an huyện, Ban Quản lý di tích Lam Kinh, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại 2 bên đường từ ngã tư vào Ban Quản lý di tích đến Nam Cầu bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh; quản lý các dịch vụ bán hàng, kiểm tra, xử lý các hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Tổ chức kẻ chỉ giới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đối với các hộ sinh sống, kinh doanh dọc các tuyến đường của địa phương, nghiêm cấm việc bày bán kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ trên phần diện tích đất công.

- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn và bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu vực diễn ra lễ hội theo quy định.

- Phối hợp với Công an huyện quy hoạch, quản lý các điểm trông giữ xe và chịu trách nhiệm về giá cước trông giữ xe trên địa bàn địa phương quản lý theo quy định.

- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chuẩn bị sân và các điều kiện tổ chức thi đấu Bóng chuyền, Kéo co phục vụ Lễ hội. - Tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn thị trấn.

- Thực hiện treo hệ thống băng rôn đậm đặc từ ngã ba cây Gạo đến cầu Mục Sơn, trụ sở UBND thị trấn và tuyến đường thuộc địa bàn thị trấn; thông báo, vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10-20/9/2022

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của BTC.

16. UBND xã Xuân Trường

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện chọn cử, quản lý luyện tập, tham gia lễ khai mạc 40 người theo kịch bản của Ban Tổ chức Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

17. UBND xã Thọ Lâm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa

- Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức đội tế Lê Văn An tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của BTC.

- Chọn cử 01 đội Bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu giải thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.  18.UBND xã Xuân Thiên chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức đội tế Lê Sao tập luyện theo kịch bản lễ rước kiệu vua Lê Thái Tổ theo yêu cầu của BTC.

- Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.  

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

19. UBND xã Xuân Phú, thị trấn Sao Vàng

- Chọn cử đội Bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

20. UBND các xã: Xuân Bái, Xuân Sinh, Thọ Diên, Thọ Xương

 - Chọn cử 01 đội Bóng chuyền hơi Nữ; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội.

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, treo băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

21. Trường THPT Lam Kinh

- Chọn cử 01 đội bóng chuyền da Nam; 01 đội kéo co Nữ (10 VĐV) tham gia thi đấu thể thao phục vụ Lễ hội

- Tuyên truyền cho GV, HS về thân thế, sự nghiệp Anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn và Lễ hội Lam Kinh năm 2022; ý thức chấp hành luật ATGT, thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội.

22. UBND các xã, thị trấn

- Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống băng rôn, khẩu hiệu (mỗi đơn vị 03 băng rôn 02 mặt); xã Thọ Lộc, Nam Giang, Bắc Lương, Tây Hồ, Xuân Sinh, thị trấn thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng (mỗi xã 05 băng 02 mặt), tổ chức treo cờ Tổ quốc, cờ hội và Cổng/trang thông tin điện tử, Đài truyền thanh đến toàn thể nhân dân trên địa bàn về anh hùng dân tộc Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh,…

- Tổ chức treo cờ Tổ quốc, hồng kỳ, băng zôn tuyên truyền và vận động, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc trên địa bàn từ ngày 10 - 20/9/2022.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn trong thời gian trước, trong và sau Lễ hội Lam Kinh năm 2022.

 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu Trưởng các phòng, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn căn cứ các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể từng cán bộ, công chức và phối hợp chặt chẽ với các phòng, ngành, địa phương liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện bằng văn bản về Ban Tổ chức Lễ hội huyện (phòng Văn hóa và Thông tin

- Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội huyện) trước ngày 15/9/2022 để tổng hợp báo cáo Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về phòng Văn hóa và Thông tin huyện để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022 huyện Thọ Xuân kịp thời chỉ đạo giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (b/c)

- Sở VH, TT và DL Thanh Hóa (b/c);

- Thường trực Huyện uỷ (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;

- Các phòng, ngành, đơn vị;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu VP, BTC.

 

TRƯỞNG BAN

Phó Chủ tịch UBND huyện

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Hải

 

 

 

  

thủ tục hành chính