Hiệu quả trong triển khai Xã hội số trong thực hiện Chuyển đổi số
- Về Y tế: Tại Trạm Y tế, bên cạnh việc sử dụng phần mềm khám chữa bệnh VNPTHIS vẫn sử dụng các phần mềm khác và sổ sách báo cáo để phục vụ cho công tác chuyên môn. Việc sử dụng nhiều phần mềm, nhiều loại sổ sách báo cáo giấy tại Trạm Y tế làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ y tế, không phục vụ trực tiếp cho công việc khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của người dân.
Trên cơ sở những tồn tại của việc ứng dụng CNTT chưa toàn diện đó, trong thời gian triển khai đã tiến hành tích hợp Phần mềm khám chữa bệnh với Phần mềm quản lý y tế cơ sở, thuận lợi cho Trạm y tế chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Quyết định 3552/QĐ-BYT.
Sau khi tích hợp cho phép số hóa và liên thông hơn 40 loại báo cáo, sổ sách và liên thông tới cấp huyện giảm thiểu việc phải nhập lại nhiều nội dung trên nhiều các hệ thống sổ sách báo cáo khác nhau. Từ đó giảm tải các công việc hành chính; lực lượng cán bộ y tế có nhiều thời gian hơn để tập trung cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, công tác phòng và khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe người dân. Trong quá trình triển khai chuyển đổi số, toàn bộ dữ liệu dân số, số hộ của thị trấn đã được cập nhật vào hệ thống là tiền đề quan trọng để triển khai và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, trong đó cho phép quản lý tiêm chủng Covid - 19. Bên cạnh đó, đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp các giải pháp khác hỗ trợ cho TrạmY tế như: Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa kết nối trạm y tế thị trấn với bệnh viên tuyến trên, ứng dụng tư vấn sức khỏe hỗ trợ người dân kết nối với bác sĩ tư vấn.
- Về Giáo dục:
Trước khi triển khai, các Nhà trường chỉ sử dụng Phần mềm quản lý học sinh trong hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0, chưa đáp ứng được đầy đủ các nghiệp vụ về quản lý cũng như cung cấp thông tin tương tác giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Thông tin tương tác giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh là thông tin 1 chiều.
Trong quá trình triển khai , đã triển khai bổ sung các giải pháp trong hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 như: thẻ điểm danh thông minh, kiểm định chất lượng giáo dục, học trực tuyến VNPT E-learning, tích hợp thanh toán học phí qua VNPT Pay, ứng dụng vnEdu Connect làm giảm các công tác liên quan đến sổ sách tại nhà trường, hỗ trợ cho các thầy cô trong công tác giảng dạy.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các giải pháp trên hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 đã góp phần thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Các thầy cô vẫn tham gia giảng dạy và kiểm soát lớp học thông qua Phần mềm học trực tuyến VNPT E-learning vừa đảm bảo chất lượng giảng dạy vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid - 19. Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, ứng dụng vnEdu Connect cung cấp điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 một cách kịp thời, phụ huynh chỉ cần ở nhà vẫn biết điểm thi của con. Cũng với ứng dụng vnEdu Connect phụ huynh học sinh tương tác với nhà trường, giữa các phụ huynh với nhau trên môi trường số.
Lĩnh vực y tế, giáo dục là 2 lĩnh vực quan trọng, có tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Chuyển đổi số thành công cho Trạm y tế, các Nhà trường có tác động lên phần lớn người dân. Không chỉ cung cấp công cụ số hóa cho nhiệm vụ chuyên môn của Trạm Y tế, các Nhà trường mà còn cung cấp công cụ để người dân tương tác với bác sỹ, phụ huynh học sinh tương tác với giáo viên Nhà trường. Từ đó góp phần lan tỏa tới người dân, dần dần hướng tới xã hội số.
- Trước khi triển khai người dân hầu như chưa quan tâm và hiểu về Chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, phổ biến qua hệ thống Đài Truyền thanh thị trấn, các trang mạng xã hội, các nội dung liên quan đến Chuyển đổi số được hướng dẫn một cách đơn giản, dễ hiểu nhất; người dân đã bắt đầu quan tâm và có nhận thức ban đầu về chuyển đổi số, mặc dù chưa rõ rệt. Trong quá trình tham gia các dịch vụ công tại thị trấn, người dân cũng đã được trực tiếp hướng dẫn về cách nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, cách thức sử dụng ứng dung chuyển đổi số để nhận thông báo, phản ánh và đề xuất các vấn đề liên quan với chính quyền.
- Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh trung bình tại thị trấn đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh có liên kết, cài đặt Tài khoản ngân hàng hầu như rất thấp, chủ yếu là cán bộ công chức xã, giáo viên, Trạm y tế và một số hộ kinh doanh cá thể. Trong thời gian triển khai, đã vận động người dân chưa sử dụng điện thoại thông minh chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
09/12/2024 00:00:00 -
TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN NĂM 2024
25/10/2024 00:00:00 -
Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững
08/10/2024 00:00:00 -
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
08/10/2024 00:00:00
Hiệu quả trong triển khai Xã hội số trong thực hiện Chuyển đổi số
- Về Y tế: Tại Trạm Y tế, bên cạnh việc sử dụng phần mềm khám chữa bệnh VNPTHIS vẫn sử dụng các phần mềm khác và sổ sách báo cáo để phục vụ cho công tác chuyên môn. Việc sử dụng nhiều phần mềm, nhiều loại sổ sách báo cáo giấy tại Trạm Y tế làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ y tế, không phục vụ trực tiếp cho công việc khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của người dân.
Trên cơ sở những tồn tại của việc ứng dụng CNTT chưa toàn diện đó, trong thời gian triển khai đã tiến hành tích hợp Phần mềm khám chữa bệnh với Phần mềm quản lý y tế cơ sở, thuận lợi cho Trạm y tế chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Quyết định 3552/QĐ-BYT.
Sau khi tích hợp cho phép số hóa và liên thông hơn 40 loại báo cáo, sổ sách và liên thông tới cấp huyện giảm thiểu việc phải nhập lại nhiều nội dung trên nhiều các hệ thống sổ sách báo cáo khác nhau. Từ đó giảm tải các công việc hành chính; lực lượng cán bộ y tế có nhiều thời gian hơn để tập trung cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, công tác phòng và khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe người dân. Trong quá trình triển khai chuyển đổi số, toàn bộ dữ liệu dân số, số hộ của thị trấn đã được cập nhật vào hệ thống là tiền đề quan trọng để triển khai và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, trong đó cho phép quản lý tiêm chủng Covid - 19. Bên cạnh đó, đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp các giải pháp khác hỗ trợ cho TrạmY tế như: Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa kết nối trạm y tế thị trấn với bệnh viên tuyến trên, ứng dụng tư vấn sức khỏe hỗ trợ người dân kết nối với bác sĩ tư vấn.
- Về Giáo dục:
Trước khi triển khai, các Nhà trường chỉ sử dụng Phần mềm quản lý học sinh trong hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0, chưa đáp ứng được đầy đủ các nghiệp vụ về quản lý cũng như cung cấp thông tin tương tác giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Thông tin tương tác giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh là thông tin 1 chiều.
Trong quá trình triển khai , đã triển khai bổ sung các giải pháp trong hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 như: thẻ điểm danh thông minh, kiểm định chất lượng giáo dục, học trực tuyến VNPT E-learning, tích hợp thanh toán học phí qua VNPT Pay, ứng dụng vnEdu Connect làm giảm các công tác liên quan đến sổ sách tại nhà trường, hỗ trợ cho các thầy cô trong công tác giảng dạy.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các giải pháp trên hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 đã góp phần thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Các thầy cô vẫn tham gia giảng dạy và kiểm soát lớp học thông qua Phần mềm học trực tuyến VNPT E-learning vừa đảm bảo chất lượng giảng dạy vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid - 19. Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, ứng dụng vnEdu Connect cung cấp điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 một cách kịp thời, phụ huynh chỉ cần ở nhà vẫn biết điểm thi của con. Cũng với ứng dụng vnEdu Connect phụ huynh học sinh tương tác với nhà trường, giữa các phụ huynh với nhau trên môi trường số.
Lĩnh vực y tế, giáo dục là 2 lĩnh vực quan trọng, có tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Chuyển đổi số thành công cho Trạm y tế, các Nhà trường có tác động lên phần lớn người dân. Không chỉ cung cấp công cụ số hóa cho nhiệm vụ chuyên môn của Trạm Y tế, các Nhà trường mà còn cung cấp công cụ để người dân tương tác với bác sỹ, phụ huynh học sinh tương tác với giáo viên Nhà trường. Từ đó góp phần lan tỏa tới người dân, dần dần hướng tới xã hội số.
- Trước khi triển khai người dân hầu như chưa quan tâm và hiểu về Chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, phổ biến qua hệ thống Đài Truyền thanh thị trấn, các trang mạng xã hội, các nội dung liên quan đến Chuyển đổi số được hướng dẫn một cách đơn giản, dễ hiểu nhất; người dân đã bắt đầu quan tâm và có nhận thức ban đầu về chuyển đổi số, mặc dù chưa rõ rệt. Trong quá trình tham gia các dịch vụ công tại thị trấn, người dân cũng đã được trực tiếp hướng dẫn về cách nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, cách thức sử dụng ứng dung chuyển đổi số để nhận thông báo, phản ánh và đề xuất các vấn đề liên quan với chính quyền.
- Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh trung bình tại thị trấn đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh có liên kết, cài đặt Tài khoản ngân hàng hầu như rất thấp, chủ yếu là cán bộ công chức xã, giáo viên, Trạm y tế và một số hộ kinh doanh cá thể. Trong thời gian triển khai, đã vận động người dân chưa sử dụng điện thoại thông minh chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh.