Kế thừa và phát triển những giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943
Cách đây 80 năm, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam khi đó, đồng thời đặt nền móng lý luận căn bản và định hướng lâu dài cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Qua 80 năm triển khai và kiểm nghiệm trong thực tiễn, ngày nay chúng ta có điều kiện nhìn lại để khẳng định những giá trị trường tồn của bản Đề cương, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển để phù hợp hơn với bối cảnh mới.Bản Đề cương thể hiện tầm nhìn xa, tư duy lý luận sắc bén, khả năng đúc kết thực tiễn của một Đảng non trẻ mới có 12 năm lãnh đạo cách mạng. Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương vẫn giữ nguyên giá trị, có thể kế thừa, phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị, có thể kế thừa, phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
Một cách ngắn gọn, có thể đúc rút một số giá trị cốt lõi của Đề cương là:
(1) Đặt nền móng lý luận cho sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam, góp phần thống nhất nhận thức, tư tưởng, định hướng học thuật cho những người làm văn hóa, tạo nền tảng cho đường lối văn hóa văn nghệ sau này;
(2) Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều chính đảng khi đó (Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, phái Việt Nam Cách mạng Đồng Minh...) đều không đủ sức đoàn kết toàn dân và lãnh đạo cách mạng, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam đảm đương được sứ mệnh này;
(3) Khả năng dự báo chính xác, tầm nhìn vượt thời gian về tương lai, tiền đồ, sự phát triển của văn hóa Việt Nam;
(4) Lôi cuốn, quy tụ, tập hợp được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới;
(5) Có giá trị thực tiễn lớn lao khi chỉ ra ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, đồng thời làm rõ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện.
Thực tế đã chứng minh, ba nguyên tắc nêu trên đã có tác dụng to lớn biến nền văn hóa Việt Nam từ một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, thực dân, nô dịch trở thành nền văn hóa độc lập, tự chủ, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc sau này.
Dân tộc hóa theo tinh thần của Đề cương là nhằm "chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập", cụ thể là "chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thoái hóa, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân". Đây là nguyên tắc vô cùng quan thiết đối với văn hóa Việt Nam khi đó. Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam không tránh khỏi chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, coi rẻ văn hóa bản xứ, cho nước Pháp là "Mẫu quốc" giúp "khai hóa văn minh" dân tộc An Nam ngu muội, dã man, đồng thời gieo rắc tư tưởng phục Pháp, sùng Pháp. Phát xít Nhật thì tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á, coi người Nhật là cứu tinh của giống da vàng, đề cao văn hóa Nhật Bản "chiếu rọi những tia sáng văn minh, tiến bộ cho giống nòi Đại Đông Á". Tựu trung, đó đều là thái độ đề cao văn hóa ngoại lai, hạ thấp văn hóa Việt Nam.
Vì vậy, nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần xây dựng một nền văn hóa độc lập, tự cường, mang đậm bản sắc dân tộc, thúc đẩy cuộc đấu tranh về tiếng nói, chữ viết, thống nhất làm giàu tiếng nói dân tộc, "ấn định mẹo văn ta", cải cách chữ quốc ngữ, bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, di sản văn hóa của cha ông, chống lại sự lai căng, đua đòi, dập khuôn văn hóa phương Tây đồng thời chống chia rẽ, phân tán để tập hợp, thống nhất các lực lượng văn hóa trong cả nước.
Nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tạo nên diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam.
Nguyên tắc dân tộc hóa cũng kịp thời thức tỉnh, uốn nắn những quan điểm lệch lạc của giới văn nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa như Tri Tân, Thanh Nghị, Xuân Thu nhã tập, Hàn Thuyên...
Sau khi đất nước giành được độc lập, nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tạo nên diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam. Đã có biết bao tác phẩm văn học, nghệ thuật, nghiên cứu, phê bình, báo chí, xuất bản giàu bản sắc dân tộc được sáng tạo. Văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa ngày càng thể hiện đậm nét và có sức lan tỏa trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc dân tộc hóa vẫn được Đảng ta kế thừa và phát huy, đồng thời có sự mở rộng và phát triển. Về cơ bản có thể quy về một số điểm như sau:
Một là, bên cạnh việc "chống mọi sự nô dịch, đồng hóa của văn hóa bên ngoài", dân tộc hóa hiện nay còn là đề cao khả năng tiếp biến, "Việt hóa" những ảnh hưởng tốt đẹp của văn hóa thế giới, bồi bổ, làm giàu và nâng tầm cho văn hóa dân tộc. Chúng ta không chỉ "chống" mà còn "thu nạp", "thâu hóa" tinh hoa văn hóa nhân loại. Sự điều chỉnh, bổ sung này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" cũng như trong các văn kiện về văn hóa, văn nghệ sau này.
Hai là, với ý nghĩa "chống văn hóa phong kiến thoái hóa", dân tộc hóa không có nghĩa là phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Đảng ta đã kiên quyết chấn chỉnh những biểu hiện quá khích, ứng xử cực đoan với văn hóa truyền thống (phá bỏ đình chùa, cấm đoán lễ hội, chụp mũ mê tín dị đoan, coi nhẹ y, dược học cổ truyền...). Hiện nay, di sản văn hóa đã trở thành nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố sức mạnh nội sinh của đất nước.
Ba là, dân tộc hóa không có nghĩa là độc tôn văn hóa, sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đả phá các tông phái, khuynh hướng văn học nghệ thuật "khác mình". Hiện nay, Đảng ta luôn cởi mở để mọi trường phái, trào lưu văn hóa, nghệ thuật tự do phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, tiếp cận được với tất cả các khuynh hướng, trường phái văn hóa, văn học, nghệ thuật của thế giới.
Bốn là, dân tộc hóa phải có chỗ dựa vững chắc là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc được kết tinh trong ý thức dân tộc, tâm hồn dân tộc, tính cách dân tộc, tâm lý dân tộc, di sản văn hóa dân tộc... Bản sắc dân tộc sẽ đảm bảo sự trưởng tồn của dân tộc, tạo nên bản lĩnh, nội lực, giúp chúng ta "hòa nhập mà không hòa tan" để đứng vững trong cơn lốc toàn cầu hóa, tạo sức đề kháng và đối trọng chống lại sự xâm lăng văn hóa. Năm là, dân tộc hóa phải đi đôi với quốc tế hóa, tức là mang các giá trị văn hóa của dân tộc quảng bá ra thế giới, thâm nhập vào các nền văn hóa khác. Có như vậy, chúng ta mới không chỉ "nhận" mà còn "cho", có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển của văn hóa nhân loại.
Đại chúng hóa theo tinh thần của Đề cương là "chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa rời quần chúng". Đây cũng là một nguyên tắc vô cùng mới và tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa dân tộc, quần chúng nhân dân lao động được xác định vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của văn hóa. Trong nền giáo dục phong kiến khoa cử Nho giáo trước đây cũng như Tây học sau này, chỉ có một bộ phận thiểu số trong xã hội có điều kiện tiếp thu học vấn và sáng tạo văn hóa. Tính chất phản đại chúng cũng thể hiện ở xu hướng "nghệ thuật vị nghệ thuật", nghệ thuật tư sản, siêu thực, lập dị, tháp ngà, xa rời cuộc sống, coi rẻ người lao động.
Vì thế, nguyên tắc đại chúng hóa đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam xích gần hơn với quảng đại quần chúng, văn hóa nghệ thuật không còn là đặc quyền, đặc lợi của một số ít, mà trở thành tài sản chung của toàn dân. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam từ một nước có hơn 90% dân số mù chữ, chữ viết kém phát triển đã trở thành một nước có nền văn hóa mới, tiến bộ với những thành tựu chưa từng có trong lịch sử.
Trong diễn trình cách mạng, nguyên tắc đại chúng hóa cũng luôn được Đảng ta không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung. Đại chúng ở đây chính là nhân dân, là quảng đại quần chúng. Đại chúng còn là tính chất dân chủ của nền văn hóa, khi người dân được trao toàn quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của dân, do dân và vì dân
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc đại chúng hóa vẫn giữ nguyên giá trị, tuy nhiên, để tương thích với bối cảnh mới, Đảng ta cũng có sự bổ sung, mở rộng, phát triển thêm.
Một là, đại chúng hóa không đơn thuần là phát triển văn hóa đại chúng (mass culture) mà khẳng định vai trò chủ thể sáng tạo và vận động phát triển văn hóa thuộc về đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, nền văn hóa Việt Nam chỉ có thể "đậm đà bản sắc dân tộc" khi nó được nuôi dưỡng trong bầu khí quyển của văn hóa toàn dân, nhất là văn hóa dân gian, văn hóa các tộc người.
Hai là, đại chúng hóa sẽ xóa bỏ mọi bất bình đẳng về trình độ, điều kiện hưởng thụ, sự chênh lệch văn hóa giữa các tầng lớp, bộ phận dân cư, dân tộc, vùng miền trong cả nước. Trong điều kiện hiện nay, đại chúng hóa còn có nghĩa là phổ cập và nâng cao. Phổ cập văn hóa vào đại chúng để nâng cao trình độ của đại chúng.
Ba là, bên cạnh việc phát triển văn hóa đại chúng cần chú trọng phát triển văn hóa tinh hoa, văn hóa bác học. Văn hóa tinh hoa là văn hóa của thành phần ưu tú trong xã hội, đúc kết tinh hoa của đại chúng, đại biểu cho trí tuệ của đại chúng. Tuy chiếm số ít, nhưng đây mới là bộ phận tạo nên những bước ngoặt về tư tưởng, học thuật, khoa học, tạo nên những đột phá trong phát triển đất nước.
Bốn là, đại chúng hóa phải đặt trong chỉnh thể các mối quan hệ hữu cơ. Đảng ta đã xác định rất chính xác trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI: "Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng".
Khoa học hóa là "chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ". Cụ thể hơn, khoa học hóa là đấu tranh chống lại mọi hình thức lạc hậu, thần bí, phản khoa học, cản trở sự phát triển của văn hóa. Khoa học hóa cũng là đặt mọi vấn đề của văn hóa trên cơ sở khoa học, đề cao tư tưởng, học thuật, phát triển các ngành khoa học.
Đây là nguyên tắc cực kỳ cần thiết và chính xác, góp phần đấu tranh về nhận thức và tư tưởng, đả phá những học thuyết sai trái, trang bị cho giới trí thức, văn nghệ sĩ công cụ lý luận chống lại văn hóa bảo thủ, triết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, quá trớn, phong kiến phục cổ, cải lương tư sản..., bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Bên cạnh việc loại bỏ những "đồi phong bại tục" cổ hủ, lạc hậu chúng ta cũng cần "gạn đục khơi trong", tìm về "cổ học tinh hoa", khai thác những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, y dược học cổ truyền, tri thức bản địa... phục vụ đời sống đương đại.
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam sau này, Đảng ta luôn có sự vận dụng linh hoạt và bổ sung, phát triển nguyên tắc này. Tính chất khoa học được phát triển thành tính chất tiên tiến của nền văn hóa, chỉ sự phát triển dựa trên thế giới quan khoa học và hệ tư tưởng tiên tiến. Tiên tiến còn hàm nghĩa văn minh, hiện đại, tiến bộ...
Cho đến nay, nguyên tắc khoa học hóa vẫn giữ nguyên giá trị hạt nhân của mình, tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện mới, nguyên tắc này cần được mở rộng và làm sâu thêm.
Một là, bên cạnh việc loại bỏ những "đồi phong bại tục" cổ hủ, lạc hậu chúng ta cũng cần "gạn đục khơi trong", tìm về "cổ học tinh hoa", khai thác những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, y dược học cổ truyền, tri thức bản địa... phục vụ đời sống đương đại.
Hai là, dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, trình độ dân trí được nâng lên, song những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục cũ vẫn có cơ trỗi dậy và lan rộng. Xuất hiện những hiện tượng mê tín dị đoan mới, các tà giáo, "đạo lạ", học thuyết phản động...
Do vậy, chúng ta vẫn cần tiếp tục đấu tranh, chỉnh đốn, phản bác.
Ba là, khoa học hóa phải dựa trên cái nhìn khách quan, đa chiều, cởi mở. Mỗi trường phái, triết thuyết trên thế giới đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Trong thời đại trí tuệ loài người có những tiến bộ phi thường, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, văn hóa Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới, những thành tựu mới của khoa học - công nghệ.
Bốn là, khoa học hóa đòi hỏi tạo dựng một môi trường nghiên cứu thực sự tự do, dân chủ, cầu thị, làm khoa học theo đúng nghĩa, chứ không phải làm công tác tư tưởng, làm chính trị. Nghiên cứu khoa học phải trở thành cơ sở cho hoạt động chính trị, phục vụ chính trị, giúp làm chính trị một cách khoa học, hay là khoa học hóa chính trị chứ không phải chính trị hóa khoa học (khoa học đi sau, phụ họa, minh họa cho chính trị...). Phải coi trọng trí tuệ khai phóng, tinh thần độc lập khoa học, tránh rơi vào tình trạng độc tôn, giáo điều...
Cho đến hôm nay, không ai có thể phủ nhận giá trị lịch sử to lớn của bản Đề cương cũng như vai trò tiên phong mở đường, đặt nền móng lý luận cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Tinh thần chung của bản Đề cương vẫn là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt các văn kiện sau này của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng và dẫn đạo nền văn hóa Việt Nam cất cánh lên những tầm cao mới./.
Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
04/12/2024 00:00:00 -
“THỔI” SỨC SỐNG MỚI CHO DI SẢN
26/10/2024 00:00:00 -
LÃNH ĐẠO HUYỆN THỌ XUÂN TẶNG HOA CHÚC MỪNG HỘI NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01/10
01/10/2024 00:00:00 -
Khu di tích lịch sử Lam Kinh – Những giá trị trường tồn (Baig 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh
11/09/2024 00:00:00
Kế thừa và phát triển những giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943
Cách đây 80 năm, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam khi đó, đồng thời đặt nền móng lý luận căn bản và định hướng lâu dài cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Qua 80 năm triển khai và kiểm nghiệm trong thực tiễn, ngày nay chúng ta có điều kiện nhìn lại để khẳng định những giá trị trường tồn của bản Đề cương, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển để phù hợp hơn với bối cảnh mới.Bản Đề cương thể hiện tầm nhìn xa, tư duy lý luận sắc bén, khả năng đúc kết thực tiễn của một Đảng non trẻ mới có 12 năm lãnh đạo cách mạng. Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương vẫn giữ nguyên giá trị, có thể kế thừa, phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị, có thể kế thừa, phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
Một cách ngắn gọn, có thể đúc rút một số giá trị cốt lõi của Đề cương là:
(1) Đặt nền móng lý luận cho sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam, góp phần thống nhất nhận thức, tư tưởng, định hướng học thuật cho những người làm văn hóa, tạo nền tảng cho đường lối văn hóa văn nghệ sau này;
(2) Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều chính đảng khi đó (Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, phái Việt Nam Cách mạng Đồng Minh...) đều không đủ sức đoàn kết toàn dân và lãnh đạo cách mạng, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam đảm đương được sứ mệnh này;
(3) Khả năng dự báo chính xác, tầm nhìn vượt thời gian về tương lai, tiền đồ, sự phát triển của văn hóa Việt Nam;
(4) Lôi cuốn, quy tụ, tập hợp được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới;
(5) Có giá trị thực tiễn lớn lao khi chỉ ra ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, đồng thời làm rõ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện.
Thực tế đã chứng minh, ba nguyên tắc nêu trên đã có tác dụng to lớn biến nền văn hóa Việt Nam từ một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, thực dân, nô dịch trở thành nền văn hóa độc lập, tự chủ, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc sau này.
Dân tộc hóa theo tinh thần của Đề cương là nhằm "chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập", cụ thể là "chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thoái hóa, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân". Đây là nguyên tắc vô cùng quan thiết đối với văn hóa Việt Nam khi đó. Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam không tránh khỏi chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, coi rẻ văn hóa bản xứ, cho nước Pháp là "Mẫu quốc" giúp "khai hóa văn minh" dân tộc An Nam ngu muội, dã man, đồng thời gieo rắc tư tưởng phục Pháp, sùng Pháp. Phát xít Nhật thì tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á, coi người Nhật là cứu tinh của giống da vàng, đề cao văn hóa Nhật Bản "chiếu rọi những tia sáng văn minh, tiến bộ cho giống nòi Đại Đông Á". Tựu trung, đó đều là thái độ đề cao văn hóa ngoại lai, hạ thấp văn hóa Việt Nam.
Vì vậy, nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần xây dựng một nền văn hóa độc lập, tự cường, mang đậm bản sắc dân tộc, thúc đẩy cuộc đấu tranh về tiếng nói, chữ viết, thống nhất làm giàu tiếng nói dân tộc, "ấn định mẹo văn ta", cải cách chữ quốc ngữ, bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, di sản văn hóa của cha ông, chống lại sự lai căng, đua đòi, dập khuôn văn hóa phương Tây đồng thời chống chia rẽ, phân tán để tập hợp, thống nhất các lực lượng văn hóa trong cả nước.
Nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tạo nên diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam.
Nguyên tắc dân tộc hóa cũng kịp thời thức tỉnh, uốn nắn những quan điểm lệch lạc của giới văn nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa như Tri Tân, Thanh Nghị, Xuân Thu nhã tập, Hàn Thuyên...
Sau khi đất nước giành được độc lập, nguyên tắc dân tộc hóa đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tạo nên diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam. Đã có biết bao tác phẩm văn học, nghệ thuật, nghiên cứu, phê bình, báo chí, xuất bản giàu bản sắc dân tộc được sáng tạo. Văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa ngày càng thể hiện đậm nét và có sức lan tỏa trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc dân tộc hóa vẫn được Đảng ta kế thừa và phát huy, đồng thời có sự mở rộng và phát triển. Về cơ bản có thể quy về một số điểm như sau:
Một là, bên cạnh việc "chống mọi sự nô dịch, đồng hóa của văn hóa bên ngoài", dân tộc hóa hiện nay còn là đề cao khả năng tiếp biến, "Việt hóa" những ảnh hưởng tốt đẹp của văn hóa thế giới, bồi bổ, làm giàu và nâng tầm cho văn hóa dân tộc. Chúng ta không chỉ "chống" mà còn "thu nạp", "thâu hóa" tinh hoa văn hóa nhân loại. Sự điều chỉnh, bổ sung này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" cũng như trong các văn kiện về văn hóa, văn nghệ sau này.
Hai là, với ý nghĩa "chống văn hóa phong kiến thoái hóa", dân tộc hóa không có nghĩa là phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Đảng ta đã kiên quyết chấn chỉnh những biểu hiện quá khích, ứng xử cực đoan với văn hóa truyền thống (phá bỏ đình chùa, cấm đoán lễ hội, chụp mũ mê tín dị đoan, coi nhẹ y, dược học cổ truyền...). Hiện nay, di sản văn hóa đã trở thành nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố sức mạnh nội sinh của đất nước.
Ba là, dân tộc hóa không có nghĩa là độc tôn văn hóa, sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đả phá các tông phái, khuynh hướng văn học nghệ thuật "khác mình". Hiện nay, Đảng ta luôn cởi mở để mọi trường phái, trào lưu văn hóa, nghệ thuật tự do phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, tiếp cận được với tất cả các khuynh hướng, trường phái văn hóa, văn học, nghệ thuật của thế giới.
Bốn là, dân tộc hóa phải có chỗ dựa vững chắc là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc được kết tinh trong ý thức dân tộc, tâm hồn dân tộc, tính cách dân tộc, tâm lý dân tộc, di sản văn hóa dân tộc... Bản sắc dân tộc sẽ đảm bảo sự trưởng tồn của dân tộc, tạo nên bản lĩnh, nội lực, giúp chúng ta "hòa nhập mà không hòa tan" để đứng vững trong cơn lốc toàn cầu hóa, tạo sức đề kháng và đối trọng chống lại sự xâm lăng văn hóa. Năm là, dân tộc hóa phải đi đôi với quốc tế hóa, tức là mang các giá trị văn hóa của dân tộc quảng bá ra thế giới, thâm nhập vào các nền văn hóa khác. Có như vậy, chúng ta mới không chỉ "nhận" mà còn "cho", có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển của văn hóa nhân loại.
Đại chúng hóa theo tinh thần của Đề cương là "chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa rời quần chúng". Đây cũng là một nguyên tắc vô cùng mới và tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa dân tộc, quần chúng nhân dân lao động được xác định vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của văn hóa. Trong nền giáo dục phong kiến khoa cử Nho giáo trước đây cũng như Tây học sau này, chỉ có một bộ phận thiểu số trong xã hội có điều kiện tiếp thu học vấn và sáng tạo văn hóa. Tính chất phản đại chúng cũng thể hiện ở xu hướng "nghệ thuật vị nghệ thuật", nghệ thuật tư sản, siêu thực, lập dị, tháp ngà, xa rời cuộc sống, coi rẻ người lao động.
Vì thế, nguyên tắc đại chúng hóa đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam xích gần hơn với quảng đại quần chúng, văn hóa nghệ thuật không còn là đặc quyền, đặc lợi của một số ít, mà trở thành tài sản chung của toàn dân. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam từ một nước có hơn 90% dân số mù chữ, chữ viết kém phát triển đã trở thành một nước có nền văn hóa mới, tiến bộ với những thành tựu chưa từng có trong lịch sử.
Trong diễn trình cách mạng, nguyên tắc đại chúng hóa cũng luôn được Đảng ta không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung. Đại chúng ở đây chính là nhân dân, là quảng đại quần chúng. Đại chúng còn là tính chất dân chủ của nền văn hóa, khi người dân được trao toàn quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của dân, do dân và vì dân
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc đại chúng hóa vẫn giữ nguyên giá trị, tuy nhiên, để tương thích với bối cảnh mới, Đảng ta cũng có sự bổ sung, mở rộng, phát triển thêm.
Một là, đại chúng hóa không đơn thuần là phát triển văn hóa đại chúng (mass culture) mà khẳng định vai trò chủ thể sáng tạo và vận động phát triển văn hóa thuộc về đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, nền văn hóa Việt Nam chỉ có thể "đậm đà bản sắc dân tộc" khi nó được nuôi dưỡng trong bầu khí quyển của văn hóa toàn dân, nhất là văn hóa dân gian, văn hóa các tộc người.
Hai là, đại chúng hóa sẽ xóa bỏ mọi bất bình đẳng về trình độ, điều kiện hưởng thụ, sự chênh lệch văn hóa giữa các tầng lớp, bộ phận dân cư, dân tộc, vùng miền trong cả nước. Trong điều kiện hiện nay, đại chúng hóa còn có nghĩa là phổ cập và nâng cao. Phổ cập văn hóa vào đại chúng để nâng cao trình độ của đại chúng.
Ba là, bên cạnh việc phát triển văn hóa đại chúng cần chú trọng phát triển văn hóa tinh hoa, văn hóa bác học. Văn hóa tinh hoa là văn hóa của thành phần ưu tú trong xã hội, đúc kết tinh hoa của đại chúng, đại biểu cho trí tuệ của đại chúng. Tuy chiếm số ít, nhưng đây mới là bộ phận tạo nên những bước ngoặt về tư tưởng, học thuật, khoa học, tạo nên những đột phá trong phát triển đất nước.
Bốn là, đại chúng hóa phải đặt trong chỉnh thể các mối quan hệ hữu cơ. Đảng ta đã xác định rất chính xác trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI: "Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng".
Khoa học hóa là "chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ". Cụ thể hơn, khoa học hóa là đấu tranh chống lại mọi hình thức lạc hậu, thần bí, phản khoa học, cản trở sự phát triển của văn hóa. Khoa học hóa cũng là đặt mọi vấn đề của văn hóa trên cơ sở khoa học, đề cao tư tưởng, học thuật, phát triển các ngành khoa học.
Đây là nguyên tắc cực kỳ cần thiết và chính xác, góp phần đấu tranh về nhận thức và tư tưởng, đả phá những học thuyết sai trái, trang bị cho giới trí thức, văn nghệ sĩ công cụ lý luận chống lại văn hóa bảo thủ, triết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, quá trớn, phong kiến phục cổ, cải lương tư sản..., bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Bên cạnh việc loại bỏ những "đồi phong bại tục" cổ hủ, lạc hậu chúng ta cũng cần "gạn đục khơi trong", tìm về "cổ học tinh hoa", khai thác những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, y dược học cổ truyền, tri thức bản địa... phục vụ đời sống đương đại.
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam sau này, Đảng ta luôn có sự vận dụng linh hoạt và bổ sung, phát triển nguyên tắc này. Tính chất khoa học được phát triển thành tính chất tiên tiến của nền văn hóa, chỉ sự phát triển dựa trên thế giới quan khoa học và hệ tư tưởng tiên tiến. Tiên tiến còn hàm nghĩa văn minh, hiện đại, tiến bộ...
Cho đến nay, nguyên tắc khoa học hóa vẫn giữ nguyên giá trị hạt nhân của mình, tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện mới, nguyên tắc này cần được mở rộng và làm sâu thêm.
Một là, bên cạnh việc loại bỏ những "đồi phong bại tục" cổ hủ, lạc hậu chúng ta cũng cần "gạn đục khơi trong", tìm về "cổ học tinh hoa", khai thác những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, y dược học cổ truyền, tri thức bản địa... phục vụ đời sống đương đại.
Hai là, dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, trình độ dân trí được nâng lên, song những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục cũ vẫn có cơ trỗi dậy và lan rộng. Xuất hiện những hiện tượng mê tín dị đoan mới, các tà giáo, "đạo lạ", học thuyết phản động...
Do vậy, chúng ta vẫn cần tiếp tục đấu tranh, chỉnh đốn, phản bác.
Ba là, khoa học hóa phải dựa trên cái nhìn khách quan, đa chiều, cởi mở. Mỗi trường phái, triết thuyết trên thế giới đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Trong thời đại trí tuệ loài người có những tiến bộ phi thường, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, văn hóa Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới, những thành tựu mới của khoa học - công nghệ.
Bốn là, khoa học hóa đòi hỏi tạo dựng một môi trường nghiên cứu thực sự tự do, dân chủ, cầu thị, làm khoa học theo đúng nghĩa, chứ không phải làm công tác tư tưởng, làm chính trị. Nghiên cứu khoa học phải trở thành cơ sở cho hoạt động chính trị, phục vụ chính trị, giúp làm chính trị một cách khoa học, hay là khoa học hóa chính trị chứ không phải chính trị hóa khoa học (khoa học đi sau, phụ họa, minh họa cho chính trị...). Phải coi trọng trí tuệ khai phóng, tinh thần độc lập khoa học, tránh rơi vào tình trạng độc tôn, giáo điều...
Cho đến hôm nay, không ai có thể phủ nhận giá trị lịch sử to lớn của bản Đề cương cũng như vai trò tiên phong mở đường, đặt nền móng lý luận cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Tinh thần chung của bản Đề cương vẫn là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt các văn kiện sau này của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng và dẫn đạo nền văn hóa Việt Nam cất cánh lên những tầm cao mới./.
Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn