Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN VỀ MA TÚY VÀ VẤN NẠN BẠO LỰC TRONG HỌC ĐƯỜNG.

Ngày 19/06/2024 00:00:00

 Ở nước ta, hiện nay tội phạm và tệ nạn ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma tuý” và “giảm thiểu tác hại” của ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân và cộng đồng xã hội.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của các loại ma túy thông qua nhiều hình thức song những cảnh báo này vẫn chưa tạo được “ấn tượng” đủ mạnh trong giới trẻ để thu hút sự quan tâm. Thậm chí, có không ít thanh niên hiện nay vẫn còn đang rất mơ hồ về sự nguy hại của các chất hướng thần dạng này, họ coi đó đơn thuần chỉ là các chất kích thích, có thể dùng chúng giống như một trò chơi vô hại. Hệ lụy để lại, đã có không ít người mà nhất là thanh niên mắc nghiện và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về thể chất, tâm thần.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần mới như: Ma túy đá; cần sa tổng hợp; thuốc lắc… đang có dấu hiệu lan rộng ở nhiều địa phương và có xu hướng sử dụng ngày càng tăng cao thì đây chính là điều đáng để cả xã hội phải lo lắng. Đã có rất nhiều hành vi phạm tội của con người xảy ra, thậm chí là tội ác man rợ mà khi được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra công bố kết quả thì đều có liên quan đến những ảo giác do quá trình sử dụng ma túy đá gây ra.

Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và là vấn đề còn đang nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt.

Vậy ma túy là gì???

Ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (đường hút, uống, ngậm, chích) sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và tâm sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng, con người sẽ lệ thuộc vào nó, làm hủy hoại sức khỏe, mất khả năng lao động, học tập, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi. Dùng ma túy quá liều có thể dẫn tới tử vong.

Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.

Nghiện ma túy là gì?

Nghiện ma túy là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng.

Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Thực trạng cho chúng ta thấy rằng Tội phạm về ma túy trong thời gian qua luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm được xét xử trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An và cả Thanh Hóa chúng ta.

Số lượng người nghiện, nghi nghiện đông nên nhu cầu tiêu thụ ma túy lớn,  là nguyên nhân phát sinh các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, đáng chú ý tình hình người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là ma túy tổng hợp dạng “đá” có xu hướng gia tăng trong giới trẻ. Các đối tượng thường lợi dụng việc tổ chức sinh nhật, liên hoan, đám cưới thuê nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke để tổ chức sử dụng gây khó khăn cho công tác phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh.

Hiện có 515 chất ma túy và 45 tiền chất ma túy được quy định trong danh mục do  Chính phủ ban hành

          1. Các loại ma túy thường gặp và cách nhận biết

          1.1. Thuốc phiện (Anh túc)    

             Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.

         1.2. Heroin

           Đây là loại ma túy được bào chế từ cây thuốc phiện cộng với các hóa chất khác. Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.

         1.3. Mooc phin (Morphin)

            Chiết xuất từ cây thuốc phiện. Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...

           1.4. Ma tuý tổng hợp

           Là chất ma tuý không có trong tự nhiên mà nó được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất), trong số 20 chất thuộc nhóm ma túy tống hợp, các loại ma túy tổng hợp thường gặp và lạm dụng nhiều là: Methamphetamin, Amphetamin, Echsa…. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy, chúng còn được gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Đặc biệt ở nước ta trong những năm gần đây các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn hòa chất ametamin hay Methamphetamin vào dung dịch lỏng sau đó đổ vào chai gắn với các tên gọi mỹ miều Nước vui, Trà sữa và giới trẻ hiện nay hay sử dụng. Hiện nay các chất ma tuý tổng hợp được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất, phá hủy não rất ghê gớm . Nhiều đối tượng sau khi sử dụng ma túy tổng hợp đã rối loạn hành vi dẫn đến tự sát, hay giết người vô thức.

           - Thuốc lắc: được bào chế dưới dạng viên và thường có màu sắc sặc sỡ với các hình nổi bề mặt, thường được phát hiện tại các quán bar. Là chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Các chất này gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.

           - Ma túy đá: Có tên khoa học là (Methamphetammine). Nó được thể hiện dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ; dạng muối hyddrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được; dạng tinh thể có đọ tinh khiết cao. Khi dùng thuốc con người cảm thấy mình khỏe khoắn, lâng lâng sung sướng; tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực; không có cảm giác đói, nhịp tim và huyết áp tăng...Tuy nhiên lúc “ngáo đá” là trạng toái loạn thần do ma túy đá, người chơi sẽ xuất hiện hoang tường, áo giác, rối loạn hành vi dẫn đến chém giết người vô cớ, hoang tưởng, mắt kiểm soát hành vi, nặng hơn là mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt thể chất dần dần mất trí nhớ.

            Các rối loạn tâm thần thường gặp khi sử dụng ma túy đá là lo âu, trầm cảm, kíchđộng, suy giảm nhận thức, đặc biệt các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) gây nên tâm trạng hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đếnhành vi bạo lực, còn được gọi là “ngáo đá”.

           Ma túy đá không chỉ dừng lại ở các tác hại có tính phổ biến chung của các loại ma túy truyền thống trước đây, mà tính nguy hiểm của ma túy đá còn ở chỗ gây nghiện nhanh, làm cho người nghiện ma túy đá bị phụ thuộc vào nó ngay từ lần đầu sử dụng đầu tiên và rất khó cai nghiện.

          Và hiện nay có một số chất hướng thần mới có nguồn gốc thảo dược như:  Cỏ mỹ, lá khát, nấm ảo giác, tem giấy, bóng cười…

Ngoài các loại ma túy mới xâm nhập vào Việt Nam như lá khát, nấm ảo giác, cỏ Mỹ… cơ quan chức năng vừa phát hiện ma túy mới chứa trong những gói thuốc lào, thuốc lá điện tử. 

3. Người nghiện sử dụng các loại ma túy trên ra sao? 

Các loại ma túy trên được dùng bằng cách hút, hít, chích uống, qua da …

- Hút : Người nghiện cho heroin vào trong điếu thuốc rồi hút (hình minh hoạ); người nghiện quấn lá cần sa (bồ dà) thành điếu thuốc rồi hút; hoắc xắt nhỏ lá cần sa thành sợi thuốc lá rồi quấn thành điếu như điếu thuốc lá rồi hút, nhưng thường gặp nhất (riêng cá nhân tôi) là dùng một chai nước suối loại 500ml đục một lỗ nhỏ rồi trộn lẫn sợi bồ đà lẫn thuốc lá rồi hút như hút thuốc lào.

- Hít : Người nghiện để Heroin lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lữa đốt phía dưới để heroin bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó qua một ống (dùng tiền quấn lại) hay hút trực tiếp từ miệng; Hoặc nếu nghiện nặng thì có thể hít trực tiếp bột heroin vào trong mũi.

- Chích : Người nghiện hoặc chủ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm những chất như : mủ xương rồng, nước vôi trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước đái, nước miếng, nước ngọt, thuốc đạn… và đặc biệt nguy hiểm họ còn có thể pha những thứ mà họ tưởng tượng ra là có thể gây cảm giác hơn như : nhớt xe gắn máy, thuốc của súng đạn vào rồi chích; Các loại thuốc dạng nước như morphine, thuốc ngủ cũng thường dùng dưới dạng chích.

- Uống : Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện; hoặc uống các loại thuốc ngủ hay an thần khác.

- Nhai : Một số loại lá khi nhai có tạo nên ảo giác.

- Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu dã bị hư hoại, người nghiện có thể rạch tay, rạch chân rồi chà, xát ma túy vào những nơi rạch đó để ma túy thấm vào trong máu.

             4. Cách nhận biết người nghiện ma túy

  Phát hiện các dấu hiệu sớm của nghiện ma túy

Người nghiện ma túy thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy của mình. Tuy vậy cũng có thể nghi ngờ nếu có các dấu hiệu

kể dưới đây mặc dù không thể dựa vào các dấu hiệu này để biết chắc chắn có nghiện hay không:

- Giờ giấc bất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong gia đình để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, bước ra khỏi sự quản lý của gia đình.

- Tính tình thay đổi, có nhiều lúc hưng phấn, cười nói vô cớ, nói nhiều nhưng câu chuyện cứ lập đi lập lại, có lúc lại ủ rủ, uể oải hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân trong gia đình, ít quan tâm hơn đến vệ sinh cá nhân.

- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim tận hưởng những cơn “phê” ma túy .

- Nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát, thích âm thanh mạnh. Sau đó trốn vào góc riêng nằm nhắm mắt lim dim, cáu gắt nếu bị quấy rầy.

5. Hậu quả và tác hại

         5.1. Đối với bản thân người sử dụng 

          a. Gây tổn hại về sức khoẻ: như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

-  Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...

- Đối với hệ thần kinh: Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Người sử dụng ma túy sẽ dẫn tới tình trạng ảo giác, hoang mang, lo sợ, bị  kích động, lên cơn loạn thần kinh, hay nói một mình …sẽ dẫn tới những hành vi nguy hiểm như: như điều khiển xe gây tai nạn, tự tử, đánh chém người vô cớ.

- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng người dùng ma túy.

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…

Nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình, không giúp ích gì cho xã hội.

            b. Gây tổn hại về tinh thần:

            Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

             c. Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.

 Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình.

  d. Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.

           5.2. Đối với nền kinh tế 

          Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch.

5.3 Ảnh hưởng đến xã hội:

            Căn cứ kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma tuý trả lời: Sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thoả mãn nhu cầu ma tuý. Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội. Tội phạm và ma tuý gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu,... phát triển. Nguy hại hơn nữa, khi nghiện ngập, không ít các con nghiện đã trở thành tội phạm buôn bán ma túy, gieo rắc tai họa cho nhiều người, nhiều gia đình.

          5. 4. Đối với trật tự an toàn xã hội 

           Tệ nạn này là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ; là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác.

          Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm ma túy

           a) Nguyên nhân chủ quan:

           - Theo nghiên cứu cho thấy, tội phạm ma túy là những người có tính tự kiềm chế kém, thích phiêu lưu, ưa cảm giác mạnh, thiếu bản lĩnh trong cuộc sống. Nếu không may gặp những yếu tố khách quan tác động, họ rất dễ sa ngã vào con đường phạm tội ma túy. Ngoài ra, do nhiều người còn thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho dù chỉ thử một lần nhưng vẫn bị nghiện ma túy. Sau đó vì sĩ diện cá nhân, vì danh dự gia đình, dòng tộc mà bưng bít, giấu kín nhưng đã “đâm lao thì phải theo lao” từ nghiện nhẹ đến nghiện nặng.

           Thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện mình ở các nhà hàng, vũ trường để được mệnh danh là những đại gia sành điệu ăn chơi dẫn tới tự nguyện sử dụng ma túy rồi trở thành người nghiện. Ngoài mâu thẫn gia đình (bố mẹ ly dị, ly thân) làm cho con cái buồn chán, bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời hình thành các băng nhóm sống lang thang trộm cắp, móc túi…bị kẻ xấu lôi kéo vào hút chích ma túy và lợi dụng những đối tượng này vào con đường vận chuyển trái phép các chất ma túy.

          b) Nguyên nhân khách quan:

           Mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy, đã tác động vào tầng lớp thanh, thiếu niên lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ nhưng không chịu lao động; đồng thời trong xã hội khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa sâu sắc, một số gia đình giàu lên rất nhanh dẫn tới con cái có điều kiện ăn chơi, đua đòi; một số thanh thiếu niên không có điều kiện về tài chính đáp ứng nhu cầu ăn chơi, đua đòi sinh ra trộm cắp, cướp giật, nhất là khi đã nghiện ma túy thì nhu cầu trên càng cao hơn dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản để có tiền ăn chơi cho bằng bạn, bằng bè. Đặc biệt, ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buôn lỏng. Vì cuộc sống mưu sinh một số bậc cha mẹ mãi mê làm ăn kiếm sống mà quên đi giáo dục, uốn nắn con cái trong quan hệ tiếp xúc bạn bè và khuyên bảo tránh xa các loại ma túy nên một số thanh thiếu niên đã rơi vào cảnh nghiện ngập nhưng bố mẹ vẫn không hề hay biết. Chỉ đến khi con mình phạm tội bị bắt giam  mới biết, lúc đó đã quá muộn. 

           Ngoài ra, công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy, những người sau cai nghiện còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót như: các đoàn thể chính trị kể cả nhà trường không kiểm soát, phát hiện kịp thời người có biểu hiện nghiện ma túy để có biện pháp cai nghiện kịp thời. Những người sau cai nghiện trở về địa phương vẫn còn bị xa lánh, phân biệt, đối xử làm cho họ thấy mặc cảm, nảy sinh tư tưởng chán đời thiếu niềm tin, thiếu việc làm lại lao vào sử dụng ma túy. Công tác tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy của các đoàn thể chính trị đã được tăng cường, tuy nhiên còn thiếu sự phối hợp, chưa có sự phân công cụ thể dẫn tới tình trạng công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên.

          Vậy Phòng tránh sử dụng ma túy bằng cách nào ?

Tình trạng sử dụng ma túy tại nước ta ngày càng nghiêm trọng. Đa số người nghiện hiện nay là thanh thiếu niên (chiếm 70-80%). Ma túy hiện nay đã len lỏi vào trường học mọi cấp, giảng đường đại học và đe doạ từng gia đình.

Hiện nay bọn buôn bán ma túy đang nhắm vào đối tượng học sinh, kể cả học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu có thể chúng mời mọc, rủ rê, tặng không ma túy cho các em dùng thử một thời gian để làm cho các em nghiện, sau vài lần sử dụng ma túy sinh ra nghiện phải lệ thuộc hẳn vào chúng, hàng ngày phải mua hoặc phải bán ma túy cho bọn chúng.

Có những trường hợp chúng còn hăm dọa, ép buộc các em phải sử dụng các chất nguy hiểm này rồi sau đó khi các em đã nghiện phải lệ thuộc vào chúng mới có ma túy, chúng buộc các em phải đi bán ma túy cho chúng.

Gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em tự bảo vệ để không sa vào con đường nghiện ngập. Các bậc phụ huynh phải thấy được đầy đủ, sâu sắc hiểm hoạ ma túy đối với con cái mình và hạnh phúc của gia đình mình. Phụ huynh phải quan tâm, gần gũi, có sự hiểu biết, có cách quản lý, giáo dục con cái mình tốt hơn.

Trên quy mô toàn xã hội thì đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc đồng thời phải có sự phố hợp giữa các cơ quan đoàn thể, nhà trường, gia đình.

Các bậc phụ huynh cần biết rằng chính phụ huynh có thể góp phần vào việc giáo dục, phòng ngừa ma túy cho con em mình bằng các biện pháp sau :

– Giải thích cho con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê gớm ra sao, khuyên bảo các em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè, của bất cứ người nào để dùng thử ma túy.

– Quan tâm, ân cần theo dõi con cái, không nên khoán trắng việc giáo dục cho riêng nhà trường.

– Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò con em khi có bạn bè hay bất cứ người nào mời chào, rủ rê uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào thì phải dứt khoát từ chối và báo ngay cho bố mẹ thầy cô biết.

– Dặn con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một chất lạ nào thì phải báo ngay cho bố mẹ, thầy cô biết.

– Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là người bảo vệ hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự. Thường xuyên hỏi thăm các em.

– Hướng dẫn các con em để chúng có khả năng tự từ chối ma túy, nói KHÔNG với cái xấu, tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ huynh không thể nào có thời gian để kè kè theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp hữu hiệu chống ma túy.

– Không nên nuông chiều cho trẻ quá nhiều tiền để tiêu xài khi đến trường. Chính việc được cung cấp quá nhiều tiền mà các em có điều kiện để đua đòi, bắt trước các bạn khác tập tành ăn chơi, trong đó có việc sử dụng ma túy . Nên kiểm tra việc chi tiêu của các em.

– Quan tâm đến các mối giao tiếp của con em, các mối quan hệ bạn bè của các em. Đương nhiên việc kiểm tra phải tế nhị ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em rất khó chịu khi thấy các phụ huynh quản lý quá chặt chẽ.

- Khi thấy các em sa đà vào các hoàn cảnh nguy cơ hoặc có các dấu hiệu sớm của việc nghiện ma túy thì phụ huynh cần quan tâm theo dõi con em sát sao hơn. Nếu nghi ngờ con em dùng ma túy thì phụ huynh phải đích thân tìm hiểu rõ.

 Học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?

- Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

- Thi đua chăm chỉ học hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.

- Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ gia đình

- Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.

- Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.

- Cương quyết tránh xa, không chơi với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy.

- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi dục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.

- Khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Khi phát hiện người có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.

- Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạnh học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.

- Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.

- Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.

- Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy./.

 

          Trên đây là phần Tác hại, và phòng chống tệ nạn về ma túy. Tiếp tục hội nghị, tôi xin được trình bày về Vấn nạn bạo lực học đường.

           Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

          1. Khái niệm

          Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).

          2. Thực trạng

          Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các trường học khác mà ngay trong trường chúng ta đã xảy ra rồi, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

          3. Hậu quả       

          * Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

·         Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

·         Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

          Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

          Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

          Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

 Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

          * Ảnh hưởng đến gia đình

          Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

          * Ảnh hưởng đến nhà trường

         Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

          Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

          * Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

          - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.

          - Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

          - Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.

          - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

 

  

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN VỀ MA TÚY VÀ VẤN NẠN BẠO LỰC TRONG HỌC ĐƯỜNG.

Đăng lúc: 19/06/2024 00:00:00 (GMT+7)

 Ở nước ta, hiện nay tội phạm và tệ nạn ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma tuý” và “giảm thiểu tác hại” của ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân và cộng đồng xã hội.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của các loại ma túy thông qua nhiều hình thức song những cảnh báo này vẫn chưa tạo được “ấn tượng” đủ mạnh trong giới trẻ để thu hút sự quan tâm. Thậm chí, có không ít thanh niên hiện nay vẫn còn đang rất mơ hồ về sự nguy hại của các chất hướng thần dạng này, họ coi đó đơn thuần chỉ là các chất kích thích, có thể dùng chúng giống như một trò chơi vô hại. Hệ lụy để lại, đã có không ít người mà nhất là thanh niên mắc nghiện và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về thể chất, tâm thần.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần mới như: Ma túy đá; cần sa tổng hợp; thuốc lắc… đang có dấu hiệu lan rộng ở nhiều địa phương và có xu hướng sử dụng ngày càng tăng cao thì đây chính là điều đáng để cả xã hội phải lo lắng. Đã có rất nhiều hành vi phạm tội của con người xảy ra, thậm chí là tội ác man rợ mà khi được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra công bố kết quả thì đều có liên quan đến những ảo giác do quá trình sử dụng ma túy đá gây ra.

Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và là vấn đề còn đang nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt.

Vậy ma túy là gì???

Ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (đường hút, uống, ngậm, chích) sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và tâm sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng, con người sẽ lệ thuộc vào nó, làm hủy hoại sức khỏe, mất khả năng lao động, học tập, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi. Dùng ma túy quá liều có thể dẫn tới tử vong.

Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.

Nghiện ma túy là gì?

Nghiện ma túy là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng.

Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Thực trạng cho chúng ta thấy rằng Tội phạm về ma túy trong thời gian qua luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm được xét xử trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An và cả Thanh Hóa chúng ta.

Số lượng người nghiện, nghi nghiện đông nên nhu cầu tiêu thụ ma túy lớn,  là nguyên nhân phát sinh các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, đáng chú ý tình hình người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là ma túy tổng hợp dạng “đá” có xu hướng gia tăng trong giới trẻ. Các đối tượng thường lợi dụng việc tổ chức sinh nhật, liên hoan, đám cưới thuê nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke để tổ chức sử dụng gây khó khăn cho công tác phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh.

Hiện có 515 chất ma túy và 45 tiền chất ma túy được quy định trong danh mục do  Chính phủ ban hành

          1. Các loại ma túy thường gặp và cách nhận biết

          1.1. Thuốc phiện (Anh túc)    

             Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.

         1.2. Heroin

           Đây là loại ma túy được bào chế từ cây thuốc phiện cộng với các hóa chất khác. Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là "Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.

         1.3. Mooc phin (Morphin)

            Chiết xuất từ cây thuốc phiện. Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...

           1.4. Ma tuý tổng hợp

           Là chất ma tuý không có trong tự nhiên mà nó được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất), trong số 20 chất thuộc nhóm ma túy tống hợp, các loại ma túy tổng hợp thường gặp và lạm dụng nhiều là: Methamphetamin, Amphetamin, Echsa…. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy, chúng còn được gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Đặc biệt ở nước ta trong những năm gần đây các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn hòa chất ametamin hay Methamphetamin vào dung dịch lỏng sau đó đổ vào chai gắn với các tên gọi mỹ miều Nước vui, Trà sữa và giới trẻ hiện nay hay sử dụng. Hiện nay các chất ma tuý tổng hợp được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất, phá hủy não rất ghê gớm . Nhiều đối tượng sau khi sử dụng ma túy tổng hợp đã rối loạn hành vi dẫn đến tự sát, hay giết người vô thức.

           - Thuốc lắc: được bào chế dưới dạng viên và thường có màu sắc sặc sỡ với các hình nổi bề mặt, thường được phát hiện tại các quán bar. Là chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Các chất này gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.

           - Ma túy đá: Có tên khoa học là (Methamphetammine). Nó được thể hiện dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ; dạng muối hyddrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được; dạng tinh thể có đọ tinh khiết cao. Khi dùng thuốc con người cảm thấy mình khỏe khoắn, lâng lâng sung sướng; tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực; không có cảm giác đói, nhịp tim và huyết áp tăng...Tuy nhiên lúc “ngáo đá” là trạng toái loạn thần do ma túy đá, người chơi sẽ xuất hiện hoang tường, áo giác, rối loạn hành vi dẫn đến chém giết người vô cớ, hoang tưởng, mắt kiểm soát hành vi, nặng hơn là mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt thể chất dần dần mất trí nhớ.

            Các rối loạn tâm thần thường gặp khi sử dụng ma túy đá là lo âu, trầm cảm, kíchđộng, suy giảm nhận thức, đặc biệt các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) gây nên tâm trạng hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đếnhành vi bạo lực, còn được gọi là “ngáo đá”.

           Ma túy đá không chỉ dừng lại ở các tác hại có tính phổ biến chung của các loại ma túy truyền thống trước đây, mà tính nguy hiểm của ma túy đá còn ở chỗ gây nghiện nhanh, làm cho người nghiện ma túy đá bị phụ thuộc vào nó ngay từ lần đầu sử dụng đầu tiên và rất khó cai nghiện.

          Và hiện nay có một số chất hướng thần mới có nguồn gốc thảo dược như:  Cỏ mỹ, lá khát, nấm ảo giác, tem giấy, bóng cười…

Ngoài các loại ma túy mới xâm nhập vào Việt Nam như lá khát, nấm ảo giác, cỏ Mỹ… cơ quan chức năng vừa phát hiện ma túy mới chứa trong những gói thuốc lào, thuốc lá điện tử. 

3. Người nghiện sử dụng các loại ma túy trên ra sao? 

Các loại ma túy trên được dùng bằng cách hút, hít, chích uống, qua da …

- Hút : Người nghiện cho heroin vào trong điếu thuốc rồi hút (hình minh hoạ); người nghiện quấn lá cần sa (bồ dà) thành điếu thuốc rồi hút; hoắc xắt nhỏ lá cần sa thành sợi thuốc lá rồi quấn thành điếu như điếu thuốc lá rồi hút, nhưng thường gặp nhất (riêng cá nhân tôi) là dùng một chai nước suối loại 500ml đục một lỗ nhỏ rồi trộn lẫn sợi bồ đà lẫn thuốc lá rồi hút như hút thuốc lào.

- Hít : Người nghiện để Heroin lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lữa đốt phía dưới để heroin bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó qua một ống (dùng tiền quấn lại) hay hút trực tiếp từ miệng; Hoặc nếu nghiện nặng thì có thể hít trực tiếp bột heroin vào trong mũi.

- Chích : Người nghiện hoặc chủ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm những chất như : mủ xương rồng, nước vôi trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước đái, nước miếng, nước ngọt, thuốc đạn… và đặc biệt nguy hiểm họ còn có thể pha những thứ mà họ tưởng tượng ra là có thể gây cảm giác hơn như : nhớt xe gắn máy, thuốc của súng đạn vào rồi chích; Các loại thuốc dạng nước như morphine, thuốc ngủ cũng thường dùng dưới dạng chích.

- Uống : Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện; hoặc uống các loại thuốc ngủ hay an thần khác.

- Nhai : Một số loại lá khi nhai có tạo nên ảo giác.

- Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu dã bị hư hoại, người nghiện có thể rạch tay, rạch chân rồi chà, xát ma túy vào những nơi rạch đó để ma túy thấm vào trong máu.

             4. Cách nhận biết người nghiện ma túy

  Phát hiện các dấu hiệu sớm của nghiện ma túy

Người nghiện ma túy thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy của mình. Tuy vậy cũng có thể nghi ngờ nếu có các dấu hiệu

kể dưới đây mặc dù không thể dựa vào các dấu hiệu này để biết chắc chắn có nghiện hay không:

- Giờ giấc bất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong gia đình để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, bước ra khỏi sự quản lý của gia đình.

- Tính tình thay đổi, có nhiều lúc hưng phấn, cười nói vô cớ, nói nhiều nhưng câu chuyện cứ lập đi lập lại, có lúc lại ủ rủ, uể oải hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân trong gia đình, ít quan tâm hơn đến vệ sinh cá nhân.

- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim tận hưởng những cơn “phê” ma túy .

- Nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát, thích âm thanh mạnh. Sau đó trốn vào góc riêng nằm nhắm mắt lim dim, cáu gắt nếu bị quấy rầy.

5. Hậu quả và tác hại

         5.1. Đối với bản thân người sử dụng 

          a. Gây tổn hại về sức khoẻ: như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

-  Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...

- Đối với hệ thần kinh: Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Người sử dụng ma túy sẽ dẫn tới tình trạng ảo giác, hoang mang, lo sợ, bị  kích động, lên cơn loạn thần kinh, hay nói một mình …sẽ dẫn tới những hành vi nguy hiểm như: như điều khiển xe gây tai nạn, tự tử, đánh chém người vô cớ.

- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng người dùng ma túy.

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…

Nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình, không giúp ích gì cho xã hội.

            b. Gây tổn hại về tinh thần:

            Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

             c. Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.

 Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình.

  d. Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.

           5.2. Đối với nền kinh tế 

          Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch.

5.3 Ảnh hưởng đến xã hội:

            Căn cứ kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma tuý trả lời: Sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thoả mãn nhu cầu ma tuý. Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội. Tội phạm và ma tuý gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu,... phát triển. Nguy hại hơn nữa, khi nghiện ngập, không ít các con nghiện đã trở thành tội phạm buôn bán ma túy, gieo rắc tai họa cho nhiều người, nhiều gia đình.

          5. 4. Đối với trật tự an toàn xã hội 

           Tệ nạn này là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ; là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác.

          Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm ma túy

           a) Nguyên nhân chủ quan:

           - Theo nghiên cứu cho thấy, tội phạm ma túy là những người có tính tự kiềm chế kém, thích phiêu lưu, ưa cảm giác mạnh, thiếu bản lĩnh trong cuộc sống. Nếu không may gặp những yếu tố khách quan tác động, họ rất dễ sa ngã vào con đường phạm tội ma túy. Ngoài ra, do nhiều người còn thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho dù chỉ thử một lần nhưng vẫn bị nghiện ma túy. Sau đó vì sĩ diện cá nhân, vì danh dự gia đình, dòng tộc mà bưng bít, giấu kín nhưng đã “đâm lao thì phải theo lao” từ nghiện nhẹ đến nghiện nặng.

           Thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện mình ở các nhà hàng, vũ trường để được mệnh danh là những đại gia sành điệu ăn chơi dẫn tới tự nguyện sử dụng ma túy rồi trở thành người nghiện. Ngoài mâu thẫn gia đình (bố mẹ ly dị, ly thân) làm cho con cái buồn chán, bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời hình thành các băng nhóm sống lang thang trộm cắp, móc túi…bị kẻ xấu lôi kéo vào hút chích ma túy và lợi dụng những đối tượng này vào con đường vận chuyển trái phép các chất ma túy.

          b) Nguyên nhân khách quan:

           Mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy, đã tác động vào tầng lớp thanh, thiếu niên lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ nhưng không chịu lao động; đồng thời trong xã hội khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa sâu sắc, một số gia đình giàu lên rất nhanh dẫn tới con cái có điều kiện ăn chơi, đua đòi; một số thanh thiếu niên không có điều kiện về tài chính đáp ứng nhu cầu ăn chơi, đua đòi sinh ra trộm cắp, cướp giật, nhất là khi đã nghiện ma túy thì nhu cầu trên càng cao hơn dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản để có tiền ăn chơi cho bằng bạn, bằng bè. Đặc biệt, ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buôn lỏng. Vì cuộc sống mưu sinh một số bậc cha mẹ mãi mê làm ăn kiếm sống mà quên đi giáo dục, uốn nắn con cái trong quan hệ tiếp xúc bạn bè và khuyên bảo tránh xa các loại ma túy nên một số thanh thiếu niên đã rơi vào cảnh nghiện ngập nhưng bố mẹ vẫn không hề hay biết. Chỉ đến khi con mình phạm tội bị bắt giam  mới biết, lúc đó đã quá muộn. 

           Ngoài ra, công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy, những người sau cai nghiện còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót như: các đoàn thể chính trị kể cả nhà trường không kiểm soát, phát hiện kịp thời người có biểu hiện nghiện ma túy để có biện pháp cai nghiện kịp thời. Những người sau cai nghiện trở về địa phương vẫn còn bị xa lánh, phân biệt, đối xử làm cho họ thấy mặc cảm, nảy sinh tư tưởng chán đời thiếu niềm tin, thiếu việc làm lại lao vào sử dụng ma túy. Công tác tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy của các đoàn thể chính trị đã được tăng cường, tuy nhiên còn thiếu sự phối hợp, chưa có sự phân công cụ thể dẫn tới tình trạng công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên.

          Vậy Phòng tránh sử dụng ma túy bằng cách nào ?

Tình trạng sử dụng ma túy tại nước ta ngày càng nghiêm trọng. Đa số người nghiện hiện nay là thanh thiếu niên (chiếm 70-80%). Ma túy hiện nay đã len lỏi vào trường học mọi cấp, giảng đường đại học và đe doạ từng gia đình.

Hiện nay bọn buôn bán ma túy đang nhắm vào đối tượng học sinh, kể cả học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu có thể chúng mời mọc, rủ rê, tặng không ma túy cho các em dùng thử một thời gian để làm cho các em nghiện, sau vài lần sử dụng ma túy sinh ra nghiện phải lệ thuộc hẳn vào chúng, hàng ngày phải mua hoặc phải bán ma túy cho bọn chúng.

Có những trường hợp chúng còn hăm dọa, ép buộc các em phải sử dụng các chất nguy hiểm này rồi sau đó khi các em đã nghiện phải lệ thuộc vào chúng mới có ma túy, chúng buộc các em phải đi bán ma túy cho chúng.

Gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em tự bảo vệ để không sa vào con đường nghiện ngập. Các bậc phụ huynh phải thấy được đầy đủ, sâu sắc hiểm hoạ ma túy đối với con cái mình và hạnh phúc của gia đình mình. Phụ huynh phải quan tâm, gần gũi, có sự hiểu biết, có cách quản lý, giáo dục con cái mình tốt hơn.

Trên quy mô toàn xã hội thì đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc đồng thời phải có sự phố hợp giữa các cơ quan đoàn thể, nhà trường, gia đình.

Các bậc phụ huynh cần biết rằng chính phụ huynh có thể góp phần vào việc giáo dục, phòng ngừa ma túy cho con em mình bằng các biện pháp sau :

– Giải thích cho con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê gớm ra sao, khuyên bảo các em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè, của bất cứ người nào để dùng thử ma túy.

– Quan tâm, ân cần theo dõi con cái, không nên khoán trắng việc giáo dục cho riêng nhà trường.

– Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò con em khi có bạn bè hay bất cứ người nào mời chào, rủ rê uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào thì phải dứt khoát từ chối và báo ngay cho bố mẹ thầy cô biết.

– Dặn con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một chất lạ nào thì phải báo ngay cho bố mẹ, thầy cô biết.

– Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là người bảo vệ hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự. Thường xuyên hỏi thăm các em.

– Hướng dẫn các con em để chúng có khả năng tự từ chối ma túy, nói KHÔNG với cái xấu, tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ huynh không thể nào có thời gian để kè kè theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp hữu hiệu chống ma túy.

– Không nên nuông chiều cho trẻ quá nhiều tiền để tiêu xài khi đến trường. Chính việc được cung cấp quá nhiều tiền mà các em có điều kiện để đua đòi, bắt trước các bạn khác tập tành ăn chơi, trong đó có việc sử dụng ma túy . Nên kiểm tra việc chi tiêu của các em.

– Quan tâm đến các mối giao tiếp của con em, các mối quan hệ bạn bè của các em. Đương nhiên việc kiểm tra phải tế nhị ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em rất khó chịu khi thấy các phụ huynh quản lý quá chặt chẽ.

- Khi thấy các em sa đà vào các hoàn cảnh nguy cơ hoặc có các dấu hiệu sớm của việc nghiện ma túy thì phụ huynh cần quan tâm theo dõi con em sát sao hơn. Nếu nghi ngờ con em dùng ma túy thì phụ huynh phải đích thân tìm hiểu rõ.

 Học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?

- Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

- Thi đua chăm chỉ học hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.

- Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ gia đình

- Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.

- Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.

- Cương quyết tránh xa, không chơi với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy.

- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi dục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.

- Khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Khi phát hiện người có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.

- Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạnh học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.

- Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.

- Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.

- Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy./.

 

          Trên đây là phần Tác hại, và phòng chống tệ nạn về ma túy. Tiếp tục hội nghị, tôi xin được trình bày về Vấn nạn bạo lực học đường.

           Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

          1. Khái niệm

          Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).

          2. Thực trạng

          Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các trường học khác mà ngay trong trường chúng ta đã xảy ra rồi, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

          3. Hậu quả       

          * Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

·         Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

·         Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

          Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

          Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

          Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

 Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

          * Ảnh hưởng đến gia đình

          Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

          * Ảnh hưởng đến nhà trường

         Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

          Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

          * Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

          - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.

          - Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

          - Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.

          - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

 

  

thủ tục hành chính