Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm tết trung thu 2023

Ngày 19/09/2023 00:00:00

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về An toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2023

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

 Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tăng cao, cả về số lượng và chủng loại, nhất là các loại bánh, mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát... Đây cũng là “cơ hội vàng” đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đặc biệt là những cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu tại các làng nghề truyền thống.

Không khí mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập khắp các nẻo đường từ các trung tâm đô thị đến vùng thôn quê, ngoài sản phẩm thông dụng của các Công ty sản xuất trong nước, người tiêu dùng được chứng kiến sự góp mặt phong phú các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, hoa quả, nước giải khát, rượu, bia …. Vì thế nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của một số cơ sở còn trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các loại không được bảo quản hợp lý, thậm chí người sản xuất còn sử dụng thêm nhiều phụ gia, hóa chất độc hại để bảo quản. Việc dùng nhiều hàn the trong chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mãn tính cho người sử dụng.

Một số cơ sở kinh doanh nhập các mặt hàng được sản xuất không đảm bảo vệ sinh, còn rất nhiều các mặt hàng phục vụ tết được bày bán tràn lan tại các cơ sở kinh doanh, điểm công cộng với đủ màu sắc bắt mắt người tiêu dùng cũng luôn tiểm ẩn nguy cơ "3 không": Không nhãn mác; Không ngày sản xuất và Không hạn sử dụng.

Ngoài ra, nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất những loại bánh hình các con vật từ các loại phẩm mầu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn. Do điều kiện môi trường, khí hậu nóng, nhiều khói bụi, giấy bao gói chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, lưu thông phân phối đi nhiều vùng xa... cho nên bánh Trung thu loại này rất dễ bị ô nhiễm, biến tính, dễ hư hỏng ở bên trong mà chưa thể hiện ra ngoài vỏ bánh. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Để bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu năm 2023 Ban Chỉ đạo về vệ sinh ATTP xã xây dựng kế hoạch kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, trong đó tập trung vào các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. Thông qua hoạt động này kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP…

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm chất lượng các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng, nhất là không vì tính chất thời vụ để làm ăn “gian dối” nhằm thu lợi bất chính trong dịp này.

Đối với người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu ở các cơ sở đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế; phải xem xét kỹ nhãn mác sản phẩm có ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hay không; tuyệt đối không mua, không sử dụng sản phẩm không nhãn mác. Đồng thời, thông báo với các cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm vệ sinh ATTP, để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng UBND xã Nghĩa Tân, Ban Văn hóa thông tin xã triển khai tuyên truyền tới toàn thể bà con nhân dân trong xã lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho ngày tết rtung thu như sau:

    1. Chọn thực phẩm an toàn:

    Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

    2. Nấu chín kỹ thức ăn:

    Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

    3. Ăn ngay sau khi nấu:

    Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

    4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:

    Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

    5. Nấu lại thức ăn thật kỹ:

    Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

    6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống:

    Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

    7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:

    Nếu tay cóvết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

    8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:

    Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

    9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác:

    Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

    10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:

     Nước sạch là nước không màu, không có mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.

Để đảm bảo đón một cái tết trung thu vui vẻ, an toàn sức khoẻ cho mọi gia đình cac bạn cần phải đảm bảo vệ sinh ATTP từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng.

Kính chúc bà con nhân dân cùng các cháu thiếu nhi  đón tết trung thu vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân. 

bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm tết trung thu 2023

Đăng lúc: 19/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về An toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu năm 2023

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

 Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tăng cao, cả về số lượng và chủng loại, nhất là các loại bánh, mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát... Đây cũng là “cơ hội vàng” đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đặc biệt là những cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu tại các làng nghề truyền thống.

Không khí mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập khắp các nẻo đường từ các trung tâm đô thị đến vùng thôn quê, ngoài sản phẩm thông dụng của các Công ty sản xuất trong nước, người tiêu dùng được chứng kiến sự góp mặt phong phú các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, hoa quả, nước giải khát, rượu, bia …. Vì thế nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của một số cơ sở còn trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các loại không được bảo quản hợp lý, thậm chí người sản xuất còn sử dụng thêm nhiều phụ gia, hóa chất độc hại để bảo quản. Việc dùng nhiều hàn the trong chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mãn tính cho người sử dụng.

Một số cơ sở kinh doanh nhập các mặt hàng được sản xuất không đảm bảo vệ sinh, còn rất nhiều các mặt hàng phục vụ tết được bày bán tràn lan tại các cơ sở kinh doanh, điểm công cộng với đủ màu sắc bắt mắt người tiêu dùng cũng luôn tiểm ẩn nguy cơ "3 không": Không nhãn mác; Không ngày sản xuất và Không hạn sử dụng.

Ngoài ra, nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất những loại bánh hình các con vật từ các loại phẩm mầu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn. Do điều kiện môi trường, khí hậu nóng, nhiều khói bụi, giấy bao gói chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, lưu thông phân phối đi nhiều vùng xa... cho nên bánh Trung thu loại này rất dễ bị ô nhiễm, biến tính, dễ hư hỏng ở bên trong mà chưa thể hiện ra ngoài vỏ bánh. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Để bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu năm 2023 Ban Chỉ đạo về vệ sinh ATTP xã xây dựng kế hoạch kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, trong đó tập trung vào các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. Thông qua hoạt động này kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP…

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm chất lượng các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng, nhất là không vì tính chất thời vụ để làm ăn “gian dối” nhằm thu lợi bất chính trong dịp này.

Đối với người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu ở các cơ sở đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế; phải xem xét kỹ nhãn mác sản phẩm có ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hay không; tuyệt đối không mua, không sử dụng sản phẩm không nhãn mác. Đồng thời, thông báo với các cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm vệ sinh ATTP, để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng UBND xã Nghĩa Tân, Ban Văn hóa thông tin xã triển khai tuyên truyền tới toàn thể bà con nhân dân trong xã lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho ngày tết rtung thu như sau:

    1. Chọn thực phẩm an toàn:

    Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

    2. Nấu chín kỹ thức ăn:

    Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

    3. Ăn ngay sau khi nấu:

    Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

    4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:

    Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

    5. Nấu lại thức ăn thật kỹ:

    Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

    6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống:

    Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

    7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:

    Nếu tay cóvết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

    8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:

    Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

    9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác:

    Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

    10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:

     Nước sạch là nước không màu, không có mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.

Để đảm bảo đón một cái tết trung thu vui vẻ, an toàn sức khoẻ cho mọi gia đình cac bạn cần phải đảm bảo vệ sinh ATTP từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng.

Kính chúc bà con nhân dân cùng các cháu thiếu nhi  đón tết trung thu vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân. 

Công khai giải quyết TTHC