Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

Công khai đề án tên đường phố thij trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân

Ngày 26/08/2024 00:00:00

Xem chi tiết tại đây:
CV-CONG-BO-CONG-KHAI-TEN-DUONG-PHO-TREN-DIA-BAN-HUYEN-TX_luclvthoxuan-25-08-2024_17h39p30_signed_hainx.thoxuan_26-08-2024-07-28-23(26.08.2024_07h47p37)_signed.pdf
 

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THỌ XUÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:           /ĐA-UBND

         Thọ Xuân, ngày     tháng    năm 2024

 

ĐỀ ÁN

Đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 
 

 


PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

         

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Huyện Thọ Xuân là một huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 03 thị trấn và 27 xã; nằm cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 35km về phía Tây; có diện tích tự nhiên 292,29 km², dân số 259.775 người. Vị trí địa lý Thọ Xuân như sau: Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa; Phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, Phía Tây Bắc giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Định. Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó: Sáp nhập xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân; Sáp nhập xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn; Sáp nhập xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng.

Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trên địa bàn 03 thị trấn là Thọ Xuân, Lam Sơn và Sao Vàng, hệ thống công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến giao thông trục chính quan trọng nối các thị trấn với các vùng phát triển kinh tế trong tỉnh được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu giao dịch, tìm kiếm địa chỉ và phục vụ quản lý hành chính, huyện Thọ Xuân đã thực hiện 01 lần đặt tên năm 2019, đã được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 171/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 với 37 đường, phố, qua đó nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng rất cao trong Nhân dân. Trong số 37 đường, phố đã đặt tên chủ yếu là các Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã, thị trấn. Tuy nhiên, trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Các đường, phố chưa được đặt tên, người dân vẫn gọi tên theo của phố, thôn hoặc đường, phố theo các mặt bằng quy hoạch mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thẩm quyền cho phép điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị. Phục vụ cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng ngày càng văn minh, hiện đại. Ngoài ra, việc đặt tên đường phố còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân huyện Thọ Xuân về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.  Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết và cấp bách, phù hợp với sự phát triển của đô thị, đáp ứng với mong muốn của chính quyền các cấp và nguyện vọng của Nhân dân.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

- Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điêu của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung phụ lục Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND, ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 5 Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND, ngày 15/5/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2024;

- Công văn số 66/SVHTTDL-QLVH ngày 05/01/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai xây dựng Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng năm 2024.

2. Văn bản về quy hoạch 

- Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 14/9/2023 của UNBD tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045;

- Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035;

- Quyết định số 5086/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040;

- Hồ sơ các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trên địa bàn các thị trấn đã được phê duyệt.

3. Văn bản chỉ đạo có liên quan 

- Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 20/01/2024 của Chủ tịch UBND huyện về việc thành lập Ban Xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

- Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 20/01/2024 của Chủ tịch UBND huyện về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

 

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HUYỆN THỌ XUÂN; THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG

1. Vị trí địa lý

1.1. Huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân là một huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 03 thị trấn và 27 xã; nằm cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 35km về phía Tây; có diện tích tự nhiên 292,29 km², dân số 259.775 người. Vị trí địa lý Thọ Xuân như sau: Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa; Phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, Phía Tây Bắc giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Định.

1.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thị trấn Thọ Xuân là thị trấn huyện lỵ của huyện Thọ Xuân, được thành lập theo Quyết định số 34/QĐ-NV ngày 09/02/1965 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thị trấn diện tích 4,77 km2 và quy mô dân số 10.598 người. Thị trấn Thọ Xuân giáp các xã Bắc Lương, Phú Xuân, Tây Hồ, Xuân Hồng, Xuân Lai, Xuân Trường. Với 9 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, Đồng Thôn, Vĩnh Nghi, Quân Bình.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân.

 

11111111111111111

Bản đồ vị trí thị trấn Thọ Xuân

1.3. Thị trấn Lam Sơn

Thị trấn Lam Sơn được thành lập theo quyết định số 65/TCCP ngày 07/02/1991 của Bộ trưởng – Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ. Thị trấn có diện tích 8,92 km² và quy mô dân số 13.291 người. Thị trấn Lam Sơn giáp các xã Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Thiên và huyện Ngọc Lặc. Với 10 tổ dân phố: 1, 3, 4, 5, 6, Đoàn Kết, Giao Xá, Hào Lương, Lam Sơn, Phúc Lâm.

1.4. Thị trấn Sao Vàng

Thị trấn Sao Vàng được thành lập theo Nghị định số 65/1999/NĐ-CP ngày 05/8/1999. Thị trấn có diện tích 18,69 km2 và dân số 11.610 người. Thị trấn Sao Vàng giáp các xã Thọ Lâm, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Sinh và huyện Triệu Sơn. Với 15 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Tân Lập, Xuân Hợp, Xuân Long, Xuân Tâm.

 

 

 

 

 

Bản đồ vị trí thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

2. Lịch sử hình thành, phát triển của huyện Thọ Xuân, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

2.1. Huyện Thọ Xuân

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, địa linh nhân kiệt, bởi nơi đây, không những là một vùng đất thiêng, còn là nơi sinh ra, nuôi dưỡng, che chở biết bao anh hùng hào kiệt.

Thời thuộc Hán (năm 111 TCN đến năm 210), vùng đất Thọ Xuân thuộc huyện Tư Phố; từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong, và sau đó thuộc huyện Trường Lâm. Thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi. Từ năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương. Đến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn. Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Đại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,... Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương tách khỏi phủ Thiệu Hóa (trước là Thiệu Thiên) nhập vào phủ Thọ Xuân (trước là phủ Thanh Đô, do có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay). Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1895 đóng ở Thịnh Mỹ (nay thuộc xã Thọ Diên), sau dời về Xuân Phố (Xuân Trường ngày nay). Thọ Xuân cũng là căn cứ chống Pháp vào thời kỳ phong trào Cần Vương.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bỏ phủ Thọ Xuân, đổi huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân, huyện Thụy Nguyên đổi thành huyện Thiệu Hóa. Huyện Thọ Xuân khi đó gồm 50 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Ngọc, Thọ Nguyên, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Trường, Thọ Vực, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Lộc, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh và Xuân Yên.

Ngày 16/12/1964, một phần huyện Thọ Xuân (gồm 13 xã: Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Xuân Lộc, Xuân Thịnh và Xuân Thọ) được tách ra để sáp nhập với một phần huyện Nông Cống thành huyện Triệu Sơn.  Huyện Thọ Xuân còn lại 37 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Nguyên, Thọ Trường, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh và Xuân Yên.

Ngày 09/12/1965, thành lập thị trấn Thọ Xuân (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở tách thôn Thọ Khang thuộc xã Xuân Trường. Ngày 08/3/1967, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng trực thuộc huyện Thọ Xuân. Ngày 23/10/1978, sáp nhập ba xã Xuân Thành, Hạnh Phúc và Bắc Lương thành xã Thọ Thành. Ngày 02/10/1981, chia xã Thọ Thành trở lại thành ba xã: Xuân Thành, Hạnh Phúc và Bắc Lương. Ngày 05/01/1987, thành lập xã Thọ Thắng. Ngày 07/02/1991, thành lập thị trấn Lam Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thọ Lâm, Thọ Xương và Xuân Lam. Tháng 8/1999, giải thể thị trấn nông trường Sao Vàng để thành lập thị trấn Sao Vàng.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó: Sáp nhập xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân; Sáp nhập xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn; Sáp nhập xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng; Sáp nhập xã Thọ Thắng vào xã Xuân Lập; Hợp nhất hai xã Xuân Sơn và Xuân Quang thành xã Xuân Sinh; Hợp nhất ba xã Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành thành xã Xuân Hồng; Hợp nhất ba xã Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường thành xã Trường Xuân; Hợp nhất hai xã Phú Yên và Xuân Yên thành xã Phú Xuân; Hợp nhất hai xã Thọ Minh và Xuân Châu thành xã Thuận Minh. Huyện Thọ Xuân có 3 thị trấn và 27 xã như hiện nay.

2.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thị trấn Thọ Xuân là thị trấn huyện lỵ của huyện Thọ Xuân, được thành lập theo Quyết định số 34/QĐ-NV ngày 09/02/1965 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân.

2.3. Thị trấn Lam Sơn

Thị trấn Lam Sơn được thành lập theo Quyết định số 65/TCCP ngày 07/02/1991 của Bộ trưởng – Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn.

2.4. Thị trấn Sao Vàng

Thị trấn Sao Vàng được thành lập năm 1999. Phần lớn địa bàn thị trấn Sao Vàng hiện nay trước đây là xã Xuân Thắng thuộc huyện Thọ Xuân. Xã Xuân Thắng được thành lập vào năm 1953 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Hưng.

Ngày 08/03/1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 89-NV, theo đó, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng thuộc huyện Thọ Xuân.

Ngày 05/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/1999/NĐ-CP. Theo đó, giải thể thị trấn nông trường Sao Vàng và thành lập thị trấn Sao Vàng trên cơ sở 4.950 người của thị trấn nông trường Sao Vàng đang quản lý, 102,5 ha diện tích tự nhiên của xã Thọ Lâm, 186,5 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Thắng.

Ngày 20/6/2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 834/QĐ-BXD công nhận đô thị Lam Sơn – Sao Vàng (gồm các thị trấn Lam Sơn, Sao Vàng; các xã Thọ XươngXuân Bái, Xuân Lam và một phần các xã Thọ LâmXuân Phú, Xuân Thắng) là đô thị loại IV.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng.

3. Di tích lịch sử, văn hóa, du lịch

3.1. Di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân nằm ở phía tây xứ Thanh, nơi có dòng Lương Giang chảy qua như rồng xanh uốn lượn bồi đắp phù sa mỡ mầu dâng tặng hoa trái 4 mùa cho đất và người nơi đây. Khí thiêng hội tụ tạo nên địa linh, trời đất giao hòa sản sinh nhân kiệt. Thọ Xuân nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn và vô cùng đặc biệt, những năm gần đây, Thọ Xuân đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

Là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong những năm qua công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm. Trong những năm qua, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn huyện đã được quản lý tốt, công tác trùng tu, tôn tạo, nâng cấp luôn được huyện và các xã, thị trấn quan tâm, thường xuyên. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác bảo tồn các di tích, danh thắng đã được nâng lên. Với lợi thế của địa phương có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 4 di tích Quốc gia, hàng chục di tích cấp tỉnh với nhiều lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực cùng với ngân sách huyện, tỉnh tập trung xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích. Tiêu biểu như: Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường xã Thọ Lập, lăng mộ Lê Đột xã Trường Xuân, đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần ở xã Xuân Hòa. Từ năm 2011 đến tháng 12/2022 có 18 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng.Việc trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần tạo nên những điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm về dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh ngày càng nhiều hơn.

http://baotnvn.vn/lib/news/234396-ava.jpg

Khu di tích Lam Kinh

Đền Lê Hoàn

Tổng số di tích được xếp hạng: 57 di tích.

 Trong đó:

- 02 di sản văn hóa phi vật thể;

- 02 di Quốc gia đặc biệt;

- 04 di tích Quốc gia;

- 49 di tích cấp tỉnh

DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN

 

TT

       Tên di tích

Loại hình

Địa điểm (xã, thị trấn)

Cấp

1

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

DTLS

TT Lam Sơn

Quốc gia đặc biệt

2

Đền thờ  Lê Hoàn

DTLS

Xuân Lập

Quốc gia đặc biệt

3

Chùa Hồi Long Tự (Chùa Tạu)

DTLSVH

Xuân Trường

Quốc gia

4

Mộ và Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm

DTLSVH

Xuân Lập và Thọ Diên

Quốc gia

5

Cụm di tích Xuân Minh

DTCM

Xuân Minh

Quốc gia

6

Di tích Cách mạng nhà Xuân Hoà

DTCM

Xuân Hoà

Quốc gia

7

Đền thờ Phạm Thị Ngọc Trần

DTLSVH

Xuân Hòa

Cấp tỉnh

8

Đền thờ Hoàng Văn Luyện

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

9

Đền thờ Tống Văn Mẫn

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

10

Đình làng Phú Xá

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

11

Đình làng Hào Lương

DTLSVH&KTNT

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

12

Chùa Hào Lương

DTLSVH

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

13

Đình làng Giữa

DTLSVH

Xuân Quang

Cấp tỉnh

14

Điện Càn Long

DT LSVH

Nam Giang

Cấp tỉnh

15

Đình làng Trung Thôn

DTLSVH&KTNT

Bắc Lương

Cấp tỉnh

16

Đình làng Mỹ Lý Hạ

DT LSVH

Bắc Lương

Cấp tỉnh

17

Nghè Mỹ Lý Thượng

DTLSVH

Bắc Lương

Cấp tỉnh

18

Nhà thờ Nguyễn Đức Thịnh

KT nhà cổ

Xuân Tân

Cấp tỉnh

19

Lăng Mộ Lê Đột

DT LSVH

Xuân Tân

Cấp tỉnh

20

Đền Thờ Bà Am

DTLSVH

Tây Hồ

Cấp tỉnh

21

Đình làng Hội Hiền

DTKTNT&LSVH

Tây Hồ

Cấp tỉnh

22

Chùa Linh Cảnh

DTLSVH

Xuân Bái

Cấp tỉnh

23

Chùa Đầm

DTLSVH

Xuân Thiên

Cấp tỉnh

24

Đình làng Quảng Thi

DT LSVH

Xuân Thiên

Cấp tỉnh

25

Đình làng Lễ Nghĩa

DTLSVH

Xuân Thành

Cấp tỉnh

26

Nhà thờ họ Lê Xuân

DTLSVH

Xuân Thành

Cấp tỉnh

27

Đền Ngọc Lan

DTLSVH

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

28

Cụm di tích cách mạng Thọ Lập

DTLSVH

Thọ Lập

Cấp tỉnh

28

Cụm di tích cách mạng Long Linh Ngoại

DTLSVH

Thọ Trường

Cấp tỉnh

30

Bia và đềnTrịnh Đăng Nghĩa

DTLSVH

Xuân Yên

Cấp tỉnh

31

Đền thờ Lê Văn An

DTLSVH

Thọ Lâm

Cấp tỉnh

32

Đình làng Hương Nhượng

DTLSVH

Thọ Hải

Cấp tỉnh

33

Nhà thờ Lê Văn Linh

DTLSVH

Thọ Hải

Cấp tỉnh

34

Nhà thờ họ Lê Đình

DTLSVH

Thọ Hải

cấp tỉnh

35

Chùa Đông Nam

DTLSVH

TT Thọ Xuân

Cấp tỉnh

36

Hành cung Vạn Lại

DTLSVH

Xuân Châu

Cấp tỉnh

37

Đền thờ Trần Hưng Đạo

DTLSVH

Thọ Nguyên

Cấp tỉnh

38

Đền Kim Luân

DTLSVH

Thọ Minh

Cấp tỉnh

39

Đình làng Yên Lược

DTLSVH&KTNT

Thọ Minh

Cấp tỉnh

40

Nhà ông Lê Đình Bường

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

41

Đền thờ Nghiêu Sơn Ngọc Sắc Công chúa

DT LSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

42

Đền Quần Đội

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

43

Đền thờ Quốc Thái Mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

 

Thọ Diên

Cấp tỉnh

44

Nhà Thờ họ Ngô

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

45

Đền làng Sung

DTLSVH

Xuân Phú

Cấp tỉnh

46

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Đình

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

47

Đền thờ Quận công Trịnh Văn Nghĩa

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

48

Nhà thờ họ Lê Văn

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

49

Nhà thờ dòng họ Hà Duyên

DTLSVH

Xuân Lai

Cấp tỉnh

50

Nhà thờ họ Hà Sỹ

DTLSVH

Xuân Lai

Cấp tỉnh

51

Nhà thờ họ Nguyễn Đình

KTNT

Xuân Tín

Cấp tỉnh

52

Di tích Chùa Tây Hưng

DTLSVH

Xuân Khánh

Cấp tỉnh

53

Đền thờ Đức ông Nguyễn Thọ

DTLS

Thọ Lâm

Cấp tỉnh

54

Nhà thờ họ Nguyễn Duy

DTLS

Thọ Hải

Cấp tỉnh

55

Lăng mộ Lê Dụ Tông

DTLS

Xuân Giang

Cấp tỉnh

56

Trò Xuân Phả

DSVH Phi vật thể

Xuân Trường

Cấp quốc gia

57

Lê hội Đền thờ Lê Hoàn

DSVH Phi vật thể

Xuân Lập

Cấp quốc gia

 

2.2. Di tích lịch sử trên địa bàn các thị trấn: Thọ Xuân, Lam Sơn và Sao Vàng

Các thị trấn trên địa bàn huyện Thọ Xuân là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Trên địa bàn các thị trấn có hệ thống các di tích lịch sử phong phú. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân có 01 di tích cấp tỉnh (Chùa Đông Nam).

- Thị trấn Lam Sơn có 01 di tích đặc biệt cấp quốc gia (Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ) và 03 di tích cấp tỉnh (Đền Ngọc Lan, Đình làng Hào Lương, Chùa Hào Lương).

Các quần thể di tích lịch sử này đều có giá trị giáo dục truyền thống cao và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng. Chính quyền các cấp và Nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc tôn tạo và tu sửa. Nguồn kinh phí để thực hiện từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của Nhân dân.

Văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn các thị trấn rất phong phú. Về tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình văn hóa đa số người dân theo tín ngưỡng Phật giáo và đạo thờ cúng tổ tiên.      

2.3. Về phát triển du lịch

 Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê) để lại những dấu son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng mở nước, giải phóng dân tộc. Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ. Về với Thọ Xuân du khách sẽ được về nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng.

Hàng năm có rất nhiều các lễ hội được tổ chức là điểm đến tâm linh, cội nguồn cho du khách thập phương như: Lễ hội Lam Kinh (21, 22/8 âm lịch), lễ hội Lê Hoàn (8/3 âm lịch),  lễ hội làng Xuân Phả (10/2 âm lịch), các lễ hội kỳ phúc các làng gắn với các đình, đền, chùa ... Các nét văn hóa ẩm thực độc đáo tiêu biểu cho du khách khi đến với Thọ Xuân được khám phá và trải nghiệm, thưởng thức như: bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên; bánh lá răng bừa xã Xuân Lập; kẹo lạc xã Xuân Phú; nem chua, nem nướng xã Xuân Bái, thị trấn Thọ Xuân.... 

hoi lang 6.png

bia vĩnh lăng.png

Lễ hội làng Xuân Phả

Bia Vĩnh Lăng

 

Nhận thức rõ những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch tỷ trọng các ngành, tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, sản phẩm tiêu biểu. Các thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được hình thành, vùng cây công nghiệp mũi nhọn được xác định.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã có một số điểm, khu du lịch được quy hoạch, như: khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh với quy mô diện tích 200 ha; khu lăng mộ vua Lê Dụ Tông; khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường tạo điều kiện thuận lợi cho huyện mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour, tuyến du lịch kết hợp lịch sử với văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng và nằm trong hành lang các tour, tuyến du lịch quan trọng của tỉnh cũng như tỉnh bạn.

Với những tiềm năng và thế mạnh riêng về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân Thọ Xuân đang chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ. Đời sống văn hoá ngày càng được nâng lên. Việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hoá ngày càng được quan tâm. Đây chính là tiền đề vững chắc cho huyện tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng Thọ Xuân đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.    

4. Tình hình chung về kinh tế - xã hội

4.1. Huyện Thọ Xuân

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện Thọ Xuân được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường tác động đến hầu hết quốc gia; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân,... Ở trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép từ những diễn biến mới, yếu tố bất lợi bên ngoài và những bất cập nội tại của nền kinh tế liên quan đến: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ; hoạt động xuất, nhập khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là các đối tác lớn; một số chuỗi cung ứng bị gián đoạn, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực và thế giới gia tăng... Trong bối cảnh đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn đọng, khắc phục nhanh chóng những vấn đề mới phát sinh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh phát triển, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển và khởi sắc. Ước cả năm 2023 có 26/26 chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh giao hoàn thành và vượt kế hoạch; 32/36 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội huyện giao hoàn thành và vượt mức kế hoạch (19 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch, 13 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch).

4.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh năm 2023 của thị trấn Thọ Xuân, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn; tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả các mặt hàng tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban, phòng, ngành cấp huyện. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể, nhất là sự nổ lực cố gắng của nhân dân trên địa bàn. Tình hình kinh tế xã hội năm 2023 của thị trấn Thọ Xuân vẫn ổn định và phát triển.

4.3. Thị trấn Lam Sơn

Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/ĐU ngày 26/12/2022 của BCH Đảng bộ thị trấn Lam Sơn về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 31/12/2022 của HĐND thị trấn kỳ họp thứ 6, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2023. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự n lực phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị trấn Lam Sơn thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh đã giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, các chế độ chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

4.4. Thị trấn Sao Vàng

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của thị trấn Sao Vàng được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường tác động đến hầu hết quốc gia; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân,... Ở trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép từ những diễn biến mới, yếu tố bất lợi bên ngoài và những bất cập nội tại của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học, nguồn vốn…

Trong bối cảnh đó, Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn đọng, khắc phục nhanh chóng những vấn đề mới phát sinh, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của thị trấn Sao Vàng vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển và khởi sắc. Năm 2023 có 24/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành và vượt kế hoạch.

5. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan

5.1. Hiện trạng công trình hành chính, chính trị

Trung tâm cấp huyện hiện nay gồm trụ sở Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan đoàn thể của Huyện đã được xây dựng tại trung tâm thị trấn Thọ Xuân. Nhìn chung, khu vực này đã được xây dựng tập trung, đồng bộ, nhưng chưa tương xứng với sự phát triển đô thị.

Giai đoạn đến năm 2030: Di chuyển, xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, trước mắt di chuyển, xây dựng mới Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và một số cơ quan khác.

Giai đoạn đến năm 2045 di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính cấp huyện đến khu vực trung tâm hành chính mới. Tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đứng chân trên địa bàn huyện di chuyển đến khu trung tâm hành chính mới để hình thành khu trung tâm đô thị, phát huy tối đa khả năng phục vụ người dân và các cơ quan tổ chức trên địa bàn huyện. Quy mô các công trình phù hợp với yêu cầu, mô hình hoạt động của chính quyền đô thị cấp huyện.

Huyện Thọ Xuân ngày nay

Trung tâm các thị trấn: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, các công trình hành chính, hạ tầng xã hội cấp xã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, đảm bảo đủ số lượng và quy mô theo quy định, bao gồm các công trình như: công sở xã, hội trường, trung tâm văn hóa, sân vận động, trạm y tế, các cơ sở giáo dục cấp xã.

5.2. Hiện trạng các công trình, thiết chế văn hóa

Hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Văn hóa: Trên địa bàn có 01 trung tâm văn hóa huyện tại Thị trấn Thọ Xuân; 01 trung tâm văn hóa - thể thao công nhân của nhà máy đường Lam Sơn tại thị trấn Lam Sơn.

Ngoài ra có 240 trung tâm văn hóa cấp xã gồm 30 thiết chế văn hóa xã và 274 thiết chế văn hóa thôn; 8 thư viện, phòng đọc sách (gồm 01 cấp huyện và 07 cấp xã); 30/30 xã, thị trấn có đài truyền thanh và được phủ sóng truyền hình.

- Thể thao: Hiện trên địa bàn có 01 sân vận động huyện, 01 trung tâm thể thao của huyện, 01 trung tâm thể thao công nhân tại thị trấn Lam Sơn, còn lại là các sân tập luyện tại các thôn.

5.3. Hiện trạng các công trình giáo dục, y tế

- Công trình giáo dục:

Về giáo dục cơ sở, đến nay có 100% xã, thị trấn được công nhận phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Các công trình giáo dục đã được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp trường, lớp, khuôn viên, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy và học đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Giáo dục Đào tạo có bước phát triển cả về quy mô và số lượng. Hệ thống
trường lớp phát triển ở tất cả các cấp học, ngành học. Hiện nay, huyện tiếp tục
thực hiện đường lối đổi mới, có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai
mạnh mẽ đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ
đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất
trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại.
Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển sâu rộng, đã huy động tổng hợp các
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, …
Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vững trong nhóm đầu của tỉnh.

TX41.jpg

ll.png

Công trình giáo dục trên địa bàn huyện Thọ Xuân

- Công trình y tế:

Trên địa bàn toàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa (Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân quy mô 180 giường); 01 Phòng khám Đa khoa khu vực; 44 Trạm xá xã/thị trấn… Về cơ bản đảm bảo nhu cầu thăm khám chữa bệnh. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế ở các xã, thị trấn.

1

Công trình y tế trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế ngày càng được tăng cường; trình độ chuyên môn, tay nghề, y đức cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho Nhân dân được nâng cao, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án. Phát triển đa dạng các loại hình y tế tư nhân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

5.4. Hiện trạng công trình nhà ở

Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của các thị trấn tăng nhanh, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu nhà ở của người dân cũng như nhu cầu đầu tư các công trình công cộng, phúc lợi xã hội trên địa bàn thị trấn phát triển mạnh và đã từng bước hình thành nên một diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Nhà ở chủ yếu là nhà kiên cố, bán kiên cố từ 1-4 tầng, xây dựng mới theo hình thức kiến trúc hiện đại.

Mạng lưới các khu dân cư nông thôn được phân bố tương đối đều trên toàn
diện tích tự nhiên. Do được hình thành từ lâu đời nên mang đậm tính chất làng xóm của nông thôn Việt Nam, kiến trúc nhà ở đại đa phần là nhà cấp 4, khuôn viên mỗi hộ thông thường bao gồm các công trình nhà ở, bếp, sân, chuồng trại và ao vườn.

6. Khái quát chung về hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Thọ Xuân

6.1. Các tuyến đối ngoại - trục chính thị trấn

* Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân có các tuyến quốc lộ gồm: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47, Quốc lộ 47B, Quốc lộ 47C.

* Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân có các tuyến đường sau:

- Tỉnh lộ 515 (Ngã ba Chè - Hạnh Phúc).

- Tỉnh lộ 514B (Ngã ba Sim - Xuân Thắng).

- Tỉnh lộ 506B (Thiệu Hóa- Xuân Vinh - Xuân Lam).

- Tỉnh lộ 506C (Yên Phong - Cầu Bụt).

- Tỉnh lộ 506D (Thọ Minh - Kiên Thọ).

- Tỉnh lộ 506E (Xuân Thiên- Ngọc Phụng).

- Tỉnh lộ 506 (Đường GT từ CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn).

- Tỉnh lộ 519B (TT Sao Vàng - Bình Sơn - Luận Thành - Bù Đồn).

- Đường từ ngã ba Xuân Thắng (nay là thị trấn Sao Vàng) đi đường Hồ Chí Minh.

Nhìn chung các đường đảm bảo lưu thông, đi lại của Nhân dân, mặt đường được láng nhựa.

* Đường huyện: Hiện tại hệ thống đường huyện Thọ Xuân bao gồm 10 tuyến với tổng chiều dài là 56,0 km.

- Đường thị trấn Thọ Xuân – Xuân Giang – Xuân Quang (ĐH.01)

- Đường Thọ Nguyên - Bắc Lương - Nam Giang (ĐH.02)

- Xuân Minh - Xuân Lập- Thọ Thắng (ĐH.03)

- Đường Thọ Lập- Xuân Châu (ĐH.04)

- Xuân Khánh – Xuân Phong (ĐH.05)

- Thọ Diên - Thọ Lâm- Xuân Hưng (ĐH.06)

- Thọ Diên - Thọ Lâm (ĐH.07)

- Thị trấn Lam Sơn - Thọ Xương  (ĐH.08)

- Đường từ thị trấn Thọ Xuân đi CHK Thọ Xuân (ĐH.09)

- Đường Xuân Trường- Xuân Giang- Xuân Sinh (ĐH.10)

Các đường trên mặt đường láng nhựa, có một số đoạn tuyến là đường bê tông hoặc cấp phối.

6.2. Mạng lưới đường nội bộ

Nhìn chung, mạng lưới đường nội bộ phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện. Hiện nay 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% các thôn, xóm đã có đường dân sinh đến trung tâm và các tuyến liên xã. Mạng lưới giao thông đô thị nói chung tương đối hoàn thiện.

Khu vực trung tâm các thị trấn, mạng lưới đường phố đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Khu vực dân cư cũ, khu vực thị trấn mở rộng: chủ yếu là đường bê tông xi măng, mặt cắt nhỏ hẹp, có chiều rộng nền 5,0m-7,5m.

Còn lại là các tuyến đường bê tông, cấp phối cải tạo theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, có chiều rộng mặt đường từ 4,5m-5,5m.

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

1. Thực trạng đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Thọ Xuân

UBND huyện đã thực hiện 01 lần đặt tên năm 2019 với 37 đường, phố (16 đường và 21 phố) theo Nghị quyết số 171/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân đặt tên 01 đường và 03 phố;

- Thị trấn Lam Sơn đặt tên 10 đường và 06 phố;

- Thị trấn Sao Vàng đặt tên 05 đường và 12 phố.

Ngoài ra, để đáp ứng kịp thời yêu cầu giao dịch, tìm kiếm địa chỉ và phục vụ quản lý hành chính, UBND thị trấn Thọ Xuân đã thực hiện đặt tên cho 09 đường, phố từ trước năm 2005. Hiện nay tên các đường, phố đều đã được gắn biển tên, ghi vào biển số nhà, sử dụng trong giấy tờ tùy thân và phục vụ trong giao dịch của tổ chức Nhân dân. Các tên đã được sử dụng ổn định, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.

(Có danh sách kèm theo)

159d3150938t2311l0-1.jpg

159d3151507t9727l10-4.jpg

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân

Ảnh minh họa.

tm-img-alt

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Lam Sơn

 

 

Một góc thị trấn Sao Vàng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

888.jpg

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Sao Vàng

2. Đánh giá chung.

2.1. Ưu điểm trong việc đặt tên đường, phố

- Huyện đã quan tâm triển khai công tác đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn, qua đó đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch và quản lý hành chính của các thị trấn theo hướng văn minh, hiện đại.

- Việc đặt tên các đường, phố luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành, nhà khoa học, các chuyên gia văn hóa, lịch sử và quần chúng Nhân dân. Do đó đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước.

2.2. Hạn chế trong việc đặt tên đường, phố

Trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân.

- Một số đường, phố chưa được đặt tên, do đó người dân vẫn gọi tên theo tên khu phố, thôn, theo các mặt bằng quy hoạch hoặc tên Quốc lộ, Tỉnh lộ.

3. Đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch đô thị đề xuất đặt tên

Qua rà soát trên địa bàn các thị trấn thuộc huyện Thọ Xuân 68 đường, phố (gồm 16 đường và 52 phố) sử dụng ổn định, đảm bảo điều kiện về quy mô, phù hợp với Quy hoạch được đề xuất đặt tên đợt này. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân: 18 phố;

- Thị trấn Lam Sơn: 23 đường, phố (03 đường và 20 phố);

- Thị trấn Sao Vàng: 27 đường, phố (13 đường và 14 phố).

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

 

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

- Việc đặt tên đường, phố nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân ngày càng văn minh, hiện đại.

- Việc đặt tên đường, phố nhằm tôn vinh, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của Nhân dân huyện Thọ Xuân.

1.2. Yêu cầu.

- Việc đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn phải đảm bảo các quy định của pháp luật, tính khoa học, tính xã hội và sự ổn định lâu dài. Tất cả các đường, phố trong thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Trong đó, ưu tiên lấy tên địa danh, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương có trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng của tỉnh.

2. Nguyên tắc đặt tên chung

2.1. Nguyên tắc lựa chọn theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng theo nguyên tắc chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 cùa Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộngThông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường; phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

- Tên đặt cho đường, phố được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.

- Chỉ đặt một tên đối với đường dài và thông suốt. Đường quá dài, thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra  từng đoạn để đặt tên. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ, vòng xoay thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn tên

Trên cơ sở các nguyên tắc chung theo các quy định của pháp luật, Đề án cũng đặt ra các nguyên tắc cụ thể như sau:

- Không đặt trùng tên cùng một danh nhân, trường hợp đặc biệt phải tuân thủ điều 6, Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

- Nghiên cứu lựa chọn tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.

- Ưu tiên lựa chọn các danh nhân có quê quán, có nhiều đóng góp với quê hương Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung để đặt tên đường, phố nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân địa phương.

3. Quy cách biển tên đường, phố

- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x40cm.

- Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng 0.5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5 cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ “đường” ở dòng trên, từ tên đường ở dòng dưới, và có cỡ chữ to hơn dòng trên.

- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường hoặc phố, và các điểm giao nhau với đường khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau. Hai biển tên đường hai đường giao nhau gắn trên một cột, hướng biển tên đường song song với đường tương ứng. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì có thể gắn biển tên đường tại cột điện đó.

4. Cơ sở dữ liệu ngân hàng tên được sử dụng đặt tên đường, phố.

Tên đặt cho đường, phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017. Đồng thời, tham khảo lý lịch tên tại Sách Ngân hàng điện tử tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ: https://stttt.thanhhoa.gov.vn/ebooks/indexh5.html#page=172) để bổ sung thông tin vào mục lý do đặt tên đường, phố.

 

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

Đề xuất đặt tên cho 68 đường, phố (gồm 16 đường và 52 phố) sử dụng ổn định, đảm bảo điều kiện về quy mô, phù hợp với Quy hoạch được đề xuất đặt tên đợt này. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân: 18 phố;

- Thị trấn Lam Sơn: 23 đường, phố (03 đường và 20 phố);

- Thị trấn Sao Vàng: 27 đường, phố (13 đường và 14 phố).

 


 

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

Thực hiện theo Điều 4, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1. Thành lập Ban Xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2. Tổ chức lập nhiệm vụ và dự toán lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu Tư vấn thực hiện đề án theo quy định pháp luật.

3. Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch các loại để xác định các đường, phố chưa có tên.

4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng đường, phố dự kiến đặt tên.

5. Lập Danh mục phân cấp, phân loại các tuyến đường, phố cần đặt tên.

6. Căn cứ quy mô, tính chất và ngân hàng tên đường phố, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng đường, phố.

7. Họp Ban xây dựng Đề án để tham gia ý kiến vào phương án đặt tên.

8. Tổ chức xin ý kiến quần chúng Nhân dân; Các cơ quan hữu quan của thị trấn nơi có tuyến đường phố dự kiến đặt tên.

9. Báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; Mặt trận tổ quốc; Các cơ quan chuyên về lịch sử, văn hóa.

10. Công bố công khai phương án đặt tên đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện (Trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch huyện, Cổng thông tin điện tử UBND huyện) trong vòng 10 ngày làm việc.

11. Hoàn thiện hồ sơ đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố cấp tỉnh.

12. Xin ý kiến Đoàn thể cấp tỉnh. Công bố công khai phương án đặt tên đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh truyền hình tỉnh…), trong vòng 10 ngày làm việc.

13. Hội đồng tư vấn tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;

14. Trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

15. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết việc đặt tên đường, phố;

16. Tổ chức lễ công bố đặt tên các đường, phố, đồng thời tuyên truyền để Nhân dân biết về các đường phố.

17. Lập kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự án Lắp đặt biển tên đường, phố theo quy định của Pháp luật.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Thực hiện theo Điều 5, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm:

* Hồ sơ UBND huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm:

- Tờ trình của UBND huyện;

- Đề án đặt tên đường, phố:

+ Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến để đặt tên các đường, phố; mô tả về quy mô, cấp độ, kích thước;

+ Bản đồ quy hoạch tổng thể đã xác định vị trí cụ thể các đường, phố dự kiến đặt tên.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và Nhân dân huyện.

* Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh trình UBND tỉnh gồm:

- Hồ sơ Đề án;

- Tờ trình của Hội đồng tư vấn ;

- Biên bản họp của Hội đồng tư vấn.

* Hồ sơ UBND tỉnh trình HĐND tỉnh gồm:

- Hồ sơ Đề án;       

- Tờ trình của UBND tỉnh, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

III. THỜI GIAN

- Hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục đảm bảo theo chương trình công tác năm 2024 của tỉnh và huyện Thọ Xuân.

- Tổ chức công bố Nghị quyết HĐND tỉnh về đặt tên các tuyến đường, phố, đồng thời tuyên truyền để Nhân dân biết về các đường. phố: sau khi được HĐND quyết nghị.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án đặt tên đường, phố được lấy từ nguồn ngân sách huyện và nguồn huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Văn hóa - Thông tin

- cơ quan thường trực tham mưu giúp Ban xây dựng đề án xây dựng kế hoạch; ban hành các văn bản liên quan về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng.

- Phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường cần đặt tên đường, phố; lựa chọn tên tại Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng được HĐND tỉnh ban hành, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng tuyến đường, phố.

- Đăng tải Đề án đặt tên đường, phố trên trang thông tin điện tử của huyện. Tổng hợp ý kiến các tổ chức Đảng, Thường trực HĐND, MTTQ, Nhân dân thị trấn về Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; tổng hợp kết quả, hoàn thiện hồ sơ Đề án gửi Hội đồng tư vấn tỉnh.

- Tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Lễ gắn biển tên các đường, phố được đặt tên.

- Hàng năm tham mưu giúp UBND huyện sưu tầm nghiên cứu, cung cấp tư liệu về các nhân vật, sự kiện, địa danh để bổ sung vào Ngân hàng dữ liệu tên đường phố và công trình công cộng trình HĐND tỉnh xem xét.

2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện

Tuyên truyền, giới thiệu vị trí, làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố để Nhân dân hiểu sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa tên các đường, phố.

3. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

- Phối hợp với đơn vị tư vấn, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các thị trấn và các ngành có liên quan tham gia khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ tuyến đường cần đặt tên.

- Hằng năm phối hợp với UBND các thị trấn thường xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công trình công cộng xây mới trong quá trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị báo cáo UBND huyện.

- Cung cấp các tài liệu, số liệu, các đồ án, đề án trong phạm vi nghiên cứu và các văn bản chủ trương có liên quan cho đơn vị tư vấn. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và cung cấp các tài liệu số liệu có liên quan cho đơn vị tư vấn. Tham dự hội nghị tham vấn, thẩm định với các ngành, các cấp và các bên liên quan trước khi trình duyệt.Tham gia ý kiến về nội dung đề án.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Tham mưu đảm bảo kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

5. Ủy ban nhân dân thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong việc khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ các tuyến đường cần đặt tên đường (chiều dài, chiều rộng, điểm đầu, điểm cuối); tổ chức lấy ý kiến cán bộ, Nhân dân thị trấn về Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Phổ biến quần chúng Nhân dân và các cơ quan trên địa bàn thị trấn nơi có tuyến đường, phố được đặt tên. Thường xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công trình công cộng xây mới để gửi văn bản đề xuất việc đặt mới tên đường, phố đến Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.

6. Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp huyện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân, nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn tài sản nhà nước nói chung và biển gắn tên đường nói riêng sau khi được lắp dựng, nâng cao nếp sống văn minh đô thị.

7. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn

- Phối hợp với Ban xây dựng Đề án, các phòng ban chức năng, các cơ quan chuyên ngành có liên quan, thu thập số liệu, tài liệu, theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ Đề án đảm bảo đúng quy định và tiến độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến giao thông trục chính quan trọng nối thị trấn với các vùng phát triển kinh tế trong tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân giao thương phát triển KTXH, đồng thời góp phần để thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, du lịch, thúc đẩy nhanh, mạnh quá trình phát triển kinh tế của các thị trấn. Tuy nhiên, trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Các đường, phố chưa được đặt tên, người dân vẫn gọi tên theo của phố, thôn hoặc đường, phố theo các mặt bằng quy hoạch mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thẩm quyền cho phép điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân. Các đường, phố trên địa bàn thị trấn thì người dân vẫn gọi tên đường, tên phố theo tên khu phố, thôn, theo các mặt bằng quy hoạch hoặc tên Quốc lộ, Tỉnh lộ.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị. Đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu. Đặc biệt, là sự ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của các danh nhân đối với quá trình hình và phát triển của huyện Thọ Xuân. Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển của đô thị, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

II. KIẾN NGHỊ

Để việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa sớm được triển khai thực hiện, phục vụ giao dịch, quản lý hành chính, kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Sở Văn hóa, TT&DL (b/c);

- HĐTV đặt tên đường, phố tỉnh (b/c);

- TTr. Huyện ủy, TTr HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;

- Ban XD Đề án;

- Lưu: VT, VHTT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Hoàng Văn Đồng


 

 

 

Công khai đề án tên đường phố thij trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 26/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Xem chi tiết tại đây:
CV-CONG-BO-CONG-KHAI-TEN-DUONG-PHO-TREN-DIA-BAN-HUYEN-TX_luclvthoxuan-25-08-2024_17h39p30_signed_hainx.thoxuan_26-08-2024-07-28-23(26.08.2024_07h47p37)_signed.pdf
 

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THỌ XUÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:           /ĐA-UBND

         Thọ Xuân, ngày     tháng    năm 2024

 

ĐỀ ÁN

Đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 
 

 


PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

         

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Huyện Thọ Xuân là một huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 03 thị trấn và 27 xã; nằm cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 35km về phía Tây; có diện tích tự nhiên 292,29 km², dân số 259.775 người. Vị trí địa lý Thọ Xuân như sau: Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa; Phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, Phía Tây Bắc giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Định. Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó: Sáp nhập xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân; Sáp nhập xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn; Sáp nhập xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng.

Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trên địa bàn 03 thị trấn là Thọ Xuân, Lam Sơn và Sao Vàng, hệ thống công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến giao thông trục chính quan trọng nối các thị trấn với các vùng phát triển kinh tế trong tỉnh được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu giao dịch, tìm kiếm địa chỉ và phục vụ quản lý hành chính, huyện Thọ Xuân đã thực hiện 01 lần đặt tên năm 2019, đã được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 171/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 với 37 đường, phố, qua đó nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng rất cao trong Nhân dân. Trong số 37 đường, phố đã đặt tên chủ yếu là các Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã, thị trấn. Tuy nhiên, trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Các đường, phố chưa được đặt tên, người dân vẫn gọi tên theo của phố, thôn hoặc đường, phố theo các mặt bằng quy hoạch mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thẩm quyền cho phép điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị. Phục vụ cho việc quản lý hành chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng ngày càng văn minh, hiện đại. Ngoài ra, việc đặt tên đường phố còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân huyện Thọ Xuân về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu.  Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết và cấp bách, phù hợp với sự phát triển của đô thị, đáp ứng với mong muốn của chính quyền các cấp và nguyện vọng của Nhân dân.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

- Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điêu của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung phụ lục Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND, ngày 15/05/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 5 Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND, ngày 15/5/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2024;

- Công văn số 66/SVHTTDL-QLVH ngày 05/01/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai xây dựng Đề án đặt tên đường, phố và công trình công cộng năm 2024.

2. Văn bản về quy hoạch 

- Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 14/9/2023 của UNBD tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045;

- Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035;

- Quyết định số 5086/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040;

- Hồ sơ các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trên địa bàn các thị trấn đã được phê duyệt.

3. Văn bản chỉ đạo có liên quan 

- Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 20/01/2024 của Chủ tịch UBND huyện về việc thành lập Ban Xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

- Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 20/01/2024 của Chủ tịch UBND huyện về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

 

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HUYỆN THỌ XUÂN; THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG

1. Vị trí địa lý

1.1. Huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân là một huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có 03 thị trấn và 27 xã; nằm cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 35km về phía Tây; có diện tích tự nhiên 292,29 km², dân số 259.775 người. Vị trí địa lý Thọ Xuân như sau: Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa; Phía Đông Nam và phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, Phía Tây Bắc giáp huyện Ngọc Lặc; Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Định.

1.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thị trấn Thọ Xuân là thị trấn huyện lỵ của huyện Thọ Xuân, được thành lập theo Quyết định số 34/QĐ-NV ngày 09/02/1965 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thị trấn diện tích 4,77 km2 và quy mô dân số 10.598 người. Thị trấn Thọ Xuân giáp các xã Bắc Lương, Phú Xuân, Tây Hồ, Xuân Hồng, Xuân Lai, Xuân Trường. Với 9 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, Đồng Thôn, Vĩnh Nghi, Quân Bình.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân.

 

11111111111111111

Bản đồ vị trí thị trấn Thọ Xuân

1.3. Thị trấn Lam Sơn

Thị trấn Lam Sơn được thành lập theo quyết định số 65/TCCP ngày 07/02/1991 của Bộ trưởng – Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ. Thị trấn có diện tích 8,92 km² và quy mô dân số 13.291 người. Thị trấn Lam Sơn giáp các xã Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Thiên và huyện Ngọc Lặc. Với 10 tổ dân phố: 1, 3, 4, 5, 6, Đoàn Kết, Giao Xá, Hào Lương, Lam Sơn, Phúc Lâm.

1.4. Thị trấn Sao Vàng

Thị trấn Sao Vàng được thành lập theo Nghị định số 65/1999/NĐ-CP ngày 05/8/1999. Thị trấn có diện tích 18,69 km2 và dân số 11.610 người. Thị trấn Sao Vàng giáp các xã Thọ Lâm, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Sinh và huyện Triệu Sơn. Với 15 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Tân Lập, Xuân Hợp, Xuân Long, Xuân Tâm.

 

 

 

 

 

Bản đồ vị trí thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

2. Lịch sử hình thành, phát triển của huyện Thọ Xuân, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

2.1. Huyện Thọ Xuân

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, địa linh nhân kiệt, bởi nơi đây, không những là một vùng đất thiêng, còn là nơi sinh ra, nuôi dưỡng, che chở biết bao anh hùng hào kiệt.

Thời thuộc Hán (năm 111 TCN đến năm 210), vùng đất Thọ Xuân thuộc huyện Tư Phố; từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong, và sau đó thuộc huyện Trường Lâm. Thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi. Từ năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương. Đến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn. Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Đại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,... Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương tách khỏi phủ Thiệu Hóa (trước là Thiệu Thiên) nhập vào phủ Thọ Xuân (trước là phủ Thanh Đô, do có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay). Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1895 đóng ở Thịnh Mỹ (nay thuộc xã Thọ Diên), sau dời về Xuân Phố (Xuân Trường ngày nay). Thọ Xuân cũng là căn cứ chống Pháp vào thời kỳ phong trào Cần Vương.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bỏ phủ Thọ Xuân, đổi huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân, huyện Thụy Nguyên đổi thành huyện Thiệu Hóa. Huyện Thọ Xuân khi đó gồm 50 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Ngọc, Thọ Nguyên, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Trường, Thọ Vực, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Lộc, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh và Xuân Yên.

Ngày 16/12/1964, một phần huyện Thọ Xuân (gồm 13 xã: Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Xuân Lộc, Xuân Thịnh và Xuân Thọ) được tách ra để sáp nhập với một phần huyện Nông Cống thành huyện Triệu Sơn.  Huyện Thọ Xuân còn lại 37 xã: Bắc Lương, Hạnh Phúc, Nam Giang, Phú Yên, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Minh, Thọ Nguyên, Thọ Trường, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Tân, Xuân Thắng, Xuân Thành, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường, Xuân Vinh và Xuân Yên.

Ngày 09/12/1965, thành lập thị trấn Thọ Xuân (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở tách thôn Thọ Khang thuộc xã Xuân Trường. Ngày 08/3/1967, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng trực thuộc huyện Thọ Xuân. Ngày 23/10/1978, sáp nhập ba xã Xuân Thành, Hạnh Phúc và Bắc Lương thành xã Thọ Thành. Ngày 02/10/1981, chia xã Thọ Thành trở lại thành ba xã: Xuân Thành, Hạnh Phúc và Bắc Lương. Ngày 05/01/1987, thành lập xã Thọ Thắng. Ngày 07/02/1991, thành lập thị trấn Lam Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thọ Lâm, Thọ Xương và Xuân Lam. Tháng 8/1999, giải thể thị trấn nông trường Sao Vàng để thành lập thị trấn Sao Vàng.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó: Sáp nhập xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân; Sáp nhập xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn; Sáp nhập xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng; Sáp nhập xã Thọ Thắng vào xã Xuân Lập; Hợp nhất hai xã Xuân Sơn và Xuân Quang thành xã Xuân Sinh; Hợp nhất ba xã Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành thành xã Xuân Hồng; Hợp nhất ba xã Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường thành xã Trường Xuân; Hợp nhất hai xã Phú Yên và Xuân Yên thành xã Phú Xuân; Hợp nhất hai xã Thọ Minh và Xuân Châu thành xã Thuận Minh. Huyện Thọ Xuân có 3 thị trấn và 27 xã như hiện nay.

2.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thị trấn Thọ Xuân là thị trấn huyện lỵ của huyện Thọ Xuân, được thành lập theo Quyết định số 34/QĐ-NV ngày 09/02/1965 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hạnh Phúc vào thị trấn Thọ Xuân.

2.3. Thị trấn Lam Sơn

Thị trấn Lam Sơn được thành lập theo Quyết định số 65/TCCP ngày 07/02/1991 của Bộ trưởng – Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Lam vào thị trấn Lam Sơn.

2.4. Thị trấn Sao Vàng

Thị trấn Sao Vàng được thành lập năm 1999. Phần lớn địa bàn thị trấn Sao Vàng hiện nay trước đây là xã Xuân Thắng thuộc huyện Thọ Xuân. Xã Xuân Thắng được thành lập vào năm 1953 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Hưng.

Ngày 08/03/1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 89-NV, theo đó, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng thuộc huyện Thọ Xuân.

Ngày 05/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/1999/NĐ-CP. Theo đó, giải thể thị trấn nông trường Sao Vàng và thành lập thị trấn Sao Vàng trên cơ sở 4.950 người của thị trấn nông trường Sao Vàng đang quản lý, 102,5 ha diện tích tự nhiên của xã Thọ Lâm, 186,5 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Thắng.

Ngày 20/6/2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 834/QĐ-BXD công nhận đô thị Lam Sơn – Sao Vàng (gồm các thị trấn Lam Sơn, Sao Vàng; các xã Thọ XươngXuân Bái, Xuân Lam và một phần các xã Thọ LâmXuân Phú, Xuân Thắng) là đô thị loại IV.

Ngày 16/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng.

3. Di tích lịch sử, văn hóa, du lịch

3.1. Di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân nằm ở phía tây xứ Thanh, nơi có dòng Lương Giang chảy qua như rồng xanh uốn lượn bồi đắp phù sa mỡ mầu dâng tặng hoa trái 4 mùa cho đất và người nơi đây. Khí thiêng hội tụ tạo nên địa linh, trời đất giao hòa sản sinh nhân kiệt. Thọ Xuân nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn và vô cùng đặc biệt, những năm gần đây, Thọ Xuân đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

Là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong những năm qua công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm. Trong những năm qua, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn huyện đã được quản lý tốt, công tác trùng tu, tôn tạo, nâng cấp luôn được huyện và các xã, thị trấn quan tâm, thường xuyên. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác bảo tồn các di tích, danh thắng đã được nâng lên. Với lợi thế của địa phương có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 4 di tích Quốc gia, hàng chục di tích cấp tỉnh với nhiều lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực cùng với ngân sách huyện, tỉnh tập trung xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích. Tiêu biểu như: Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường xã Thọ Lập, lăng mộ Lê Đột xã Trường Xuân, đền thờ Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần ở xã Xuân Hòa. Từ năm 2011 đến tháng 12/2022 có 18 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng.Việc trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần tạo nên những điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm về dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh ngày càng nhiều hơn.

http://baotnvn.vn/lib/news/234396-ava.jpg

Khu di tích Lam Kinh

Đền Lê Hoàn

Tổng số di tích được xếp hạng: 57 di tích.

 Trong đó:

- 02 di sản văn hóa phi vật thể;

- 02 di Quốc gia đặc biệt;

- 04 di tích Quốc gia;

- 49 di tích cấp tỉnh

DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN

 

TT

       Tên di tích

Loại hình

Địa điểm (xã, thị trấn)

Cấp

1

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

DTLS

TT Lam Sơn

Quốc gia đặc biệt

2

Đền thờ  Lê Hoàn

DTLS

Xuân Lập

Quốc gia đặc biệt

3

Chùa Hồi Long Tự (Chùa Tạu)

DTLSVH

Xuân Trường

Quốc gia

4

Mộ và Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm

DTLSVH

Xuân Lập và Thọ Diên

Quốc gia

5

Cụm di tích Xuân Minh

DTCM

Xuân Minh

Quốc gia

6

Di tích Cách mạng nhà Xuân Hoà

DTCM

Xuân Hoà

Quốc gia

7

Đền thờ Phạm Thị Ngọc Trần

DTLSVH

Xuân Hòa

Cấp tỉnh

8

Đền thờ Hoàng Văn Luyện

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

9

Đền thờ Tống Văn Mẫn

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

10

Đình làng Phú Xá

DTLSVH

Xuân Lập

Cấp tỉnh

11

Đình làng Hào Lương

DTLSVH&KTNT

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

12

Chùa Hào Lương

DTLSVH

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

13

Đình làng Giữa

DTLSVH

Xuân Quang

Cấp tỉnh

14

Điện Càn Long

DT LSVH

Nam Giang

Cấp tỉnh

15

Đình làng Trung Thôn

DTLSVH&KTNT

Bắc Lương

Cấp tỉnh

16

Đình làng Mỹ Lý Hạ

DT LSVH

Bắc Lương

Cấp tỉnh

17

Nghè Mỹ Lý Thượng

DTLSVH

Bắc Lương

Cấp tỉnh

18

Nhà thờ Nguyễn Đức Thịnh

KT nhà cổ

Xuân Tân

Cấp tỉnh

19

Lăng Mộ Lê Đột

DT LSVH

Xuân Tân

Cấp tỉnh

20

Đền Thờ Bà Am

DTLSVH

Tây Hồ

Cấp tỉnh

21

Đình làng Hội Hiền

DTKTNT&LSVH

Tây Hồ

Cấp tỉnh

22

Chùa Linh Cảnh

DTLSVH

Xuân Bái

Cấp tỉnh

23

Chùa Đầm

DTLSVH

Xuân Thiên

Cấp tỉnh

24

Đình làng Quảng Thi

DT LSVH

Xuân Thiên

Cấp tỉnh

25

Đình làng Lễ Nghĩa

DTLSVH

Xuân Thành

Cấp tỉnh

26

Nhà thờ họ Lê Xuân

DTLSVH

Xuân Thành

Cấp tỉnh

27

Đền Ngọc Lan

DTLSVH

TT Lam Sơn

Cấp tỉnh

28

Cụm di tích cách mạng Thọ Lập

DTLSVH

Thọ Lập

Cấp tỉnh

28

Cụm di tích cách mạng Long Linh Ngoại

DTLSVH

Thọ Trường

Cấp tỉnh

30

Bia và đềnTrịnh Đăng Nghĩa

DTLSVH

Xuân Yên

Cấp tỉnh

31

Đền thờ Lê Văn An

DTLSVH

Thọ Lâm

Cấp tỉnh

32

Đình làng Hương Nhượng

DTLSVH

Thọ Hải

Cấp tỉnh

33

Nhà thờ Lê Văn Linh

DTLSVH

Thọ Hải

Cấp tỉnh

34

Nhà thờ họ Lê Đình

DTLSVH

Thọ Hải

cấp tỉnh

35

Chùa Đông Nam

DTLSVH

TT Thọ Xuân

Cấp tỉnh

36

Hành cung Vạn Lại

DTLSVH

Xuân Châu

Cấp tỉnh

37

Đền thờ Trần Hưng Đạo

DTLSVH

Thọ Nguyên

Cấp tỉnh

38

Đền Kim Luân

DTLSVH

Thọ Minh

Cấp tỉnh

39

Đình làng Yên Lược

DTLSVH&KTNT

Thọ Minh

Cấp tỉnh

40

Nhà ông Lê Đình Bường

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

41

Đền thờ Nghiêu Sơn Ngọc Sắc Công chúa

DT LSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

42

Đền Quần Đội

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

43

Đền thờ Quốc Thái Mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung

 

Thọ Diên

Cấp tỉnh

44

Nhà Thờ họ Ngô

DTLSVH

Thọ Diên

Cấp tỉnh

45

Đền làng Sung

DTLSVH

Xuân Phú

Cấp tỉnh

46

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Đình

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

47

Đền thờ Quận công Trịnh Văn Nghĩa

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

48

Nhà thờ họ Lê Văn

DTLSVH

Phú Xuân

Cấp tỉnh

49

Nhà thờ dòng họ Hà Duyên

DTLSVH

Xuân Lai

Cấp tỉnh

50

Nhà thờ họ Hà Sỹ

DTLSVH

Xuân Lai

Cấp tỉnh

51

Nhà thờ họ Nguyễn Đình

KTNT

Xuân Tín

Cấp tỉnh

52

Di tích Chùa Tây Hưng

DTLSVH

Xuân Khánh

Cấp tỉnh

53

Đền thờ Đức ông Nguyễn Thọ

DTLS

Thọ Lâm

Cấp tỉnh

54

Nhà thờ họ Nguyễn Duy

DTLS

Thọ Hải

Cấp tỉnh

55

Lăng mộ Lê Dụ Tông

DTLS

Xuân Giang

Cấp tỉnh

56

Trò Xuân Phả

DSVH Phi vật thể

Xuân Trường

Cấp quốc gia

57

Lê hội Đền thờ Lê Hoàn

DSVH Phi vật thể

Xuân Lập

Cấp quốc gia

 

2.2. Di tích lịch sử trên địa bàn các thị trấn: Thọ Xuân, Lam Sơn và Sao Vàng

Các thị trấn trên địa bàn huyện Thọ Xuân là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Trên địa bàn các thị trấn có hệ thống các di tích lịch sử phong phú. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân có 01 di tích cấp tỉnh (Chùa Đông Nam).

- Thị trấn Lam Sơn có 01 di tích đặc biệt cấp quốc gia (Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ) và 03 di tích cấp tỉnh (Đền Ngọc Lan, Đình làng Hào Lương, Chùa Hào Lương).

Các quần thể di tích lịch sử này đều có giá trị giáo dục truyền thống cao và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng. Chính quyền các cấp và Nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc tôn tạo và tu sửa. Nguồn kinh phí để thực hiện từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của Nhân dân.

Văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn các thị trấn rất phong phú. Về tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình văn hóa đa số người dân theo tín ngưỡng Phật giáo và đạo thờ cúng tổ tiên.      

2.3. Về phát triển du lịch

 Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê) để lại những dấu son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng mở nước, giải phóng dân tộc. Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ. Về với Thọ Xuân du khách sẽ được về nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng.

Hàng năm có rất nhiều các lễ hội được tổ chức là điểm đến tâm linh, cội nguồn cho du khách thập phương như: Lễ hội Lam Kinh (21, 22/8 âm lịch), lễ hội Lê Hoàn (8/3 âm lịch),  lễ hội làng Xuân Phả (10/2 âm lịch), các lễ hội kỳ phúc các làng gắn với các đình, đền, chùa ... Các nét văn hóa ẩm thực độc đáo tiêu biểu cho du khách khi đến với Thọ Xuân được khám phá và trải nghiệm, thưởng thức như: bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên; bánh lá răng bừa xã Xuân Lập; kẹo lạc xã Xuân Phú; nem chua, nem nướng xã Xuân Bái, thị trấn Thọ Xuân.... 

hoi lang 6.png

bia vĩnh lăng.png

Lễ hội làng Xuân Phả

Bia Vĩnh Lăng

 

Nhận thức rõ những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch tỷ trọng các ngành, tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, sản phẩm tiêu biểu. Các thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được hình thành, vùng cây công nghiệp mũi nhọn được xác định.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã có một số điểm, khu du lịch được quy hoạch, như: khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh với quy mô diện tích 200 ha; khu lăng mộ vua Lê Dụ Tông; khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường tạo điều kiện thuận lợi cho huyện mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour, tuyến du lịch kết hợp lịch sử với văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng và nằm trong hành lang các tour, tuyến du lịch quan trọng của tỉnh cũng như tỉnh bạn.

Với những tiềm năng và thế mạnh riêng về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân Thọ Xuân đang chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ. Đời sống văn hoá ngày càng được nâng lên. Việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hoá ngày càng được quan tâm. Đây chính là tiền đề vững chắc cho huyện tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng Thọ Xuân đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.    

4. Tình hình chung về kinh tế - xã hội

4.1. Huyện Thọ Xuân

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện Thọ Xuân được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường tác động đến hầu hết quốc gia; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân,... Ở trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép từ những diễn biến mới, yếu tố bất lợi bên ngoài và những bất cập nội tại của nền kinh tế liên quan đến: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ; hoạt động xuất, nhập khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là các đối tác lớn; một số chuỗi cung ứng bị gián đoạn, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực và thế giới gia tăng... Trong bối cảnh đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn đọng, khắc phục nhanh chóng những vấn đề mới phát sinh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh phát triển, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển và khởi sắc. Ước cả năm 2023 có 26/26 chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh giao hoàn thành và vượt kế hoạch; 32/36 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội huyện giao hoàn thành và vượt mức kế hoạch (19 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch, 13 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch).

4.2. Thị trấn Thọ Xuân

Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh năm 2023 của thị trấn Thọ Xuân, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn; tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả các mặt hàng tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban, phòng, ngành cấp huyện. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể, nhất là sự nổ lực cố gắng của nhân dân trên địa bàn. Tình hình kinh tế xã hội năm 2023 của thị trấn Thọ Xuân vẫn ổn định và phát triển.

4.3. Thị trấn Lam Sơn

Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/ĐU ngày 26/12/2022 của BCH Đảng bộ thị trấn Lam Sơn về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 31/12/2022 của HĐND thị trấn kỳ họp thứ 6, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2023. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự n lực phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị trấn Lam Sơn thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh đã giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, các chế độ chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

4.4. Thị trấn Sao Vàng

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của thị trấn Sao Vàng được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường tác động đến hầu hết quốc gia; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân,... Ở trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép từ những diễn biến mới, yếu tố bất lợi bên ngoài và những bất cập nội tại của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học, nguồn vốn…

Trong bối cảnh đó, Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn đọng, khắc phục nhanh chóng những vấn đề mới phát sinh, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của thị trấn Sao Vàng vẫn giữ ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển và khởi sắc. Năm 2023 có 24/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành và vượt kế hoạch.

5. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan

5.1. Hiện trạng công trình hành chính, chính trị

Trung tâm cấp huyện hiện nay gồm trụ sở Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan đoàn thể của Huyện đã được xây dựng tại trung tâm thị trấn Thọ Xuân. Nhìn chung, khu vực này đã được xây dựng tập trung, đồng bộ, nhưng chưa tương xứng với sự phát triển đô thị.

Giai đoạn đến năm 2030: Di chuyển, xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, trước mắt di chuyển, xây dựng mới Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và một số cơ quan khác.

Giai đoạn đến năm 2045 di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính cấp huyện đến khu vực trung tâm hành chính mới. Tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đứng chân trên địa bàn huyện di chuyển đến khu trung tâm hành chính mới để hình thành khu trung tâm đô thị, phát huy tối đa khả năng phục vụ người dân và các cơ quan tổ chức trên địa bàn huyện. Quy mô các công trình phù hợp với yêu cầu, mô hình hoạt động của chính quyền đô thị cấp huyện.

Huyện Thọ Xuân ngày nay

Trung tâm các thị trấn: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, các công trình hành chính, hạ tầng xã hội cấp xã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, đảm bảo đủ số lượng và quy mô theo quy định, bao gồm các công trình như: công sở xã, hội trường, trung tâm văn hóa, sân vận động, trạm y tế, các cơ sở giáo dục cấp xã.

5.2. Hiện trạng các công trình, thiết chế văn hóa

Hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Văn hóa: Trên địa bàn có 01 trung tâm văn hóa huyện tại Thị trấn Thọ Xuân; 01 trung tâm văn hóa - thể thao công nhân của nhà máy đường Lam Sơn tại thị trấn Lam Sơn.

Ngoài ra có 240 trung tâm văn hóa cấp xã gồm 30 thiết chế văn hóa xã và 274 thiết chế văn hóa thôn; 8 thư viện, phòng đọc sách (gồm 01 cấp huyện và 07 cấp xã); 30/30 xã, thị trấn có đài truyền thanh và được phủ sóng truyền hình.

- Thể thao: Hiện trên địa bàn có 01 sân vận động huyện, 01 trung tâm thể thao của huyện, 01 trung tâm thể thao công nhân tại thị trấn Lam Sơn, còn lại là các sân tập luyện tại các thôn.

5.3. Hiện trạng các công trình giáo dục, y tế

- Công trình giáo dục:

Về giáo dục cơ sở, đến nay có 100% xã, thị trấn được công nhận phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Các công trình giáo dục đã được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp trường, lớp, khuôn viên, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy và học đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Giáo dục Đào tạo có bước phát triển cả về quy mô và số lượng. Hệ thống
trường lớp phát triển ở tất cả các cấp học, ngành học. Hiện nay, huyện tiếp tục
thực hiện đường lối đổi mới, có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai
mạnh mẽ đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ
đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất
trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại.
Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển sâu rộng, đã huy động tổng hợp các
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, …
Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vững trong nhóm đầu của tỉnh.

TX41.jpg

ll.png

Công trình giáo dục trên địa bàn huyện Thọ Xuân

- Công trình y tế:

Trên địa bàn toàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa (Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân quy mô 180 giường); 01 Phòng khám Đa khoa khu vực; 44 Trạm xá xã/thị trấn… Về cơ bản đảm bảo nhu cầu thăm khám chữa bệnh. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế ở các xã, thị trấn.

1

Công trình y tế trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế ngày càng được tăng cường; trình độ chuyên môn, tay nghề, y đức cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho Nhân dân được nâng cao, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án. Phát triển đa dạng các loại hình y tế tư nhân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

5.4. Hiện trạng công trình nhà ở

Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của các thị trấn tăng nhanh, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu nhà ở của người dân cũng như nhu cầu đầu tư các công trình công cộng, phúc lợi xã hội trên địa bàn thị trấn phát triển mạnh và đã từng bước hình thành nên một diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Nhà ở chủ yếu là nhà kiên cố, bán kiên cố từ 1-4 tầng, xây dựng mới theo hình thức kiến trúc hiện đại.

Mạng lưới các khu dân cư nông thôn được phân bố tương đối đều trên toàn
diện tích tự nhiên. Do được hình thành từ lâu đời nên mang đậm tính chất làng xóm của nông thôn Việt Nam, kiến trúc nhà ở đại đa phần là nhà cấp 4, khuôn viên mỗi hộ thông thường bao gồm các công trình nhà ở, bếp, sân, chuồng trại và ao vườn.

6. Khái quát chung về hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Thọ Xuân

6.1. Các tuyến đối ngoại - trục chính thị trấn

* Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân có các tuyến quốc lộ gồm: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47, Quốc lộ 47B, Quốc lộ 47C.

* Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân có các tuyến đường sau:

- Tỉnh lộ 515 (Ngã ba Chè - Hạnh Phúc).

- Tỉnh lộ 514B (Ngã ba Sim - Xuân Thắng).

- Tỉnh lộ 506B (Thiệu Hóa- Xuân Vinh - Xuân Lam).

- Tỉnh lộ 506C (Yên Phong - Cầu Bụt).

- Tỉnh lộ 506D (Thọ Minh - Kiên Thọ).

- Tỉnh lộ 506E (Xuân Thiên- Ngọc Phụng).

- Tỉnh lộ 506 (Đường GT từ CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn).

- Tỉnh lộ 519B (TT Sao Vàng - Bình Sơn - Luận Thành - Bù Đồn).

- Đường từ ngã ba Xuân Thắng (nay là thị trấn Sao Vàng) đi đường Hồ Chí Minh.

Nhìn chung các đường đảm bảo lưu thông, đi lại của Nhân dân, mặt đường được láng nhựa.

* Đường huyện: Hiện tại hệ thống đường huyện Thọ Xuân bao gồm 10 tuyến với tổng chiều dài là 56,0 km.

- Đường thị trấn Thọ Xuân – Xuân Giang – Xuân Quang (ĐH.01)

- Đường Thọ Nguyên - Bắc Lương - Nam Giang (ĐH.02)

- Xuân Minh - Xuân Lập- Thọ Thắng (ĐH.03)

- Đường Thọ Lập- Xuân Châu (ĐH.04)

- Xuân Khánh – Xuân Phong (ĐH.05)

- Thọ Diên - Thọ Lâm- Xuân Hưng (ĐH.06)

- Thọ Diên - Thọ Lâm (ĐH.07)

- Thị trấn Lam Sơn - Thọ Xương  (ĐH.08)

- Đường từ thị trấn Thọ Xuân đi CHK Thọ Xuân (ĐH.09)

- Đường Xuân Trường- Xuân Giang- Xuân Sinh (ĐH.10)

Các đường trên mặt đường láng nhựa, có một số đoạn tuyến là đường bê tông hoặc cấp phối.

6.2. Mạng lưới đường nội bộ

Nhìn chung, mạng lưới đường nội bộ phân bố tương đối đều trên địa bàn huyện. Hiện nay 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% các thôn, xóm đã có đường dân sinh đến trung tâm và các tuyến liên xã. Mạng lưới giao thông đô thị nói chung tương đối hoàn thiện.

Khu vực trung tâm các thị trấn, mạng lưới đường phố đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Khu vực dân cư cũ, khu vực thị trấn mở rộng: chủ yếu là đường bê tông xi măng, mặt cắt nhỏ hẹp, có chiều rộng nền 5,0m-7,5m.

Còn lại là các tuyến đường bê tông, cấp phối cải tạo theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, có chiều rộng mặt đường từ 4,5m-5,5m.

II. THỰC TRẠNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

1. Thực trạng đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Thọ Xuân

UBND huyện đã thực hiện 01 lần đặt tên năm 2019 với 37 đường, phố (16 đường và 21 phố) theo Nghị quyết số 171/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân đặt tên 01 đường và 03 phố;

- Thị trấn Lam Sơn đặt tên 10 đường và 06 phố;

- Thị trấn Sao Vàng đặt tên 05 đường và 12 phố.

Ngoài ra, để đáp ứng kịp thời yêu cầu giao dịch, tìm kiếm địa chỉ và phục vụ quản lý hành chính, UBND thị trấn Thọ Xuân đã thực hiện đặt tên cho 09 đường, phố từ trước năm 2005. Hiện nay tên các đường, phố đều đã được gắn biển tên, ghi vào biển số nhà, sử dụng trong giấy tờ tùy thân và phục vụ trong giao dịch của tổ chức Nhân dân. Các tên đã được sử dụng ổn định, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.

(Có danh sách kèm theo)

159d3150938t2311l0-1.jpg

159d3151507t9727l10-4.jpg

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân

Ảnh minh họa.

tm-img-alt

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Lam Sơn

 

 

Một góc thị trấn Sao Vàng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

888.jpg

Đường, phố trên địa bàn thị trấn Sao Vàng

2. Đánh giá chung.

2.1. Ưu điểm trong việc đặt tên đường, phố

- Huyện đã quan tâm triển khai công tác đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn, qua đó đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch và quản lý hành chính của các thị trấn theo hướng văn minh, hiện đại.

- Việc đặt tên các đường, phố luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành, nhà khoa học, các chuyên gia văn hóa, lịch sử và quần chúng Nhân dân. Do đó đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước.

2.2. Hạn chế trong việc đặt tên đường, phố

Trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc kê khai hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân.

- Một số đường, phố chưa được đặt tên, do đó người dân vẫn gọi tên theo tên khu phố, thôn, theo các mặt bằng quy hoạch hoặc tên Quốc lộ, Tỉnh lộ.

3. Đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch đô thị đề xuất đặt tên

Qua rà soát trên địa bàn các thị trấn thuộc huyện Thọ Xuân 68 đường, phố (gồm 16 đường và 52 phố) sử dụng ổn định, đảm bảo điều kiện về quy mô, phù hợp với Quy hoạch được đề xuất đặt tên đợt này. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân: 18 phố;

- Thị trấn Lam Sơn: 23 đường, phố (03 đường và 20 phố);

- Thị trấn Sao Vàng: 27 đường, phố (13 đường và 14 phố).

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

 

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

- Việc đặt tên đường, phố nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân ngày càng văn minh, hiện đại.

- Việc đặt tên đường, phố nhằm tôn vinh, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của Nhân dân huyện Thọ Xuân.

1.2. Yêu cầu.

- Việc đặt tên đường, phố trên địa bàn các thị trấn phải đảm bảo các quy định của pháp luật, tính khoa học, tính xã hội và sự ổn định lâu dài. Tất cả các đường, phố trong thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Trong đó, ưu tiên lấy tên địa danh, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương có trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng của tỉnh.

2. Nguyên tắc đặt tên chung

2.1. Nguyên tắc lựa chọn theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng theo nguyên tắc chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 cùa Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộngThông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường; phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

- Tên đặt cho đường, phố được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 28/12/2017.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.

- Chỉ đặt một tên đối với đường dài và thông suốt. Đường quá dài, thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra  từng đoạn để đặt tên. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ, vòng xoay thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn tên

Trên cơ sở các nguyên tắc chung theo các quy định của pháp luật, Đề án cũng đặt ra các nguyên tắc cụ thể như sau:

- Không đặt trùng tên cùng một danh nhân, trường hợp đặc biệt phải tuân thủ điều 6, Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

- Nghiên cứu lựa chọn tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.

- Ưu tiên lựa chọn các danh nhân có quê quán, có nhiều đóng góp với quê hương Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung để đặt tên đường, phố nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân địa phương.

3. Quy cách biển tên đường, phố

- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x40cm.

- Màu sắc: Xanh lam sẫm, đường viền trắng rộng 0.5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5 cm, bốn góc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ “đường” ở dòng trên, từ tên đường ở dòng dưới, và có cỡ chữ to hơn dòng trên.

- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường hoặc phố, và các điểm giao nhau với đường khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau. Hai biển tên đường hai đường giao nhau gắn trên một cột, hướng biển tên đường song song với đường tương ứng. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì có thể gắn biển tên đường tại cột điện đó.

4. Cơ sở dữ liệu ngân hàng tên được sử dụng đặt tên đường, phố.

Tên đặt cho đường, phố và công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017. Đồng thời, tham khảo lý lịch tên tại Sách Ngân hàng điện tử tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ: https://stttt.thanhhoa.gov.vn/ebooks/indexh5.html#page=172) để bổ sung thông tin vào mục lý do đặt tên đường, phố.

 

II. PHƯƠNG ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THỌ XUÂN, THỊ TRẤN LAM SƠN VÀ THỊ TRẤN SAO VÀNG, HUYỆN THỌ XUÂN

Đề xuất đặt tên cho 68 đường, phố (gồm 16 đường và 52 phố) sử dụng ổn định, đảm bảo điều kiện về quy mô, phù hợp với Quy hoạch được đề xuất đặt tên đợt này. Trong đó:

- Thị trấn Thọ Xuân: 18 phố;

- Thị trấn Lam Sơn: 23 đường, phố (03 đường và 20 phố);

- Thị trấn Sao Vàng: 27 đường, phố (13 đường và 14 phố).

 


 

PHẦN IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

Thực hiện theo Điều 4, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1. Thành lập Ban Xây dựng Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2. Tổ chức lập nhiệm vụ và dự toán lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu Tư vấn thực hiện đề án theo quy định pháp luật.

3. Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch các loại để xác định các đường, phố chưa có tên.

4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng đường, phố dự kiến đặt tên.

5. Lập Danh mục phân cấp, phân loại các tuyến đường, phố cần đặt tên.

6. Căn cứ quy mô, tính chất và ngân hàng tên đường phố, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng đường, phố.

7. Họp Ban xây dựng Đề án để tham gia ý kiến vào phương án đặt tên.

8. Tổ chức xin ý kiến quần chúng Nhân dân; Các cơ quan hữu quan của thị trấn nơi có tuyến đường phố dự kiến đặt tên.

9. Báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; Mặt trận tổ quốc; Các cơ quan chuyên về lịch sử, văn hóa.

10. Công bố công khai phương án đặt tên đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện (Trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch huyện, Cổng thông tin điện tử UBND huyện) trong vòng 10 ngày làm việc.

11. Hoàn thiện hồ sơ đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố cấp tỉnh.

12. Xin ý kiến Đoàn thể cấp tỉnh. Công bố công khai phương án đặt tên đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh truyền hình tỉnh…), trong vòng 10 ngày làm việc.

13. Hội đồng tư vấn tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;

14. Trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

15. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết việc đặt tên đường, phố;

16. Tổ chức lễ công bố đặt tên các đường, phố, đồng thời tuyên truyền để Nhân dân biết về các đường phố.

17. Lập kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự án Lắp đặt biển tên đường, phố theo quy định của Pháp luật.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Thực hiện theo Điều 5, Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm:

* Hồ sơ UBND huyện gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm:

- Tờ trình của UBND huyện;

- Đề án đặt tên đường, phố:

+ Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến để đặt tên các đường, phố; mô tả về quy mô, cấp độ, kích thước;

+ Bản đồ quy hoạch tổng thể đã xác định vị trí cụ thể các đường, phố dự kiến đặt tên.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và Nhân dân huyện.

* Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh trình UBND tỉnh gồm:

- Hồ sơ Đề án;

- Tờ trình của Hội đồng tư vấn ;

- Biên bản họp của Hội đồng tư vấn.

* Hồ sơ UBND tỉnh trình HĐND tỉnh gồm:

- Hồ sơ Đề án;       

- Tờ trình của UBND tỉnh, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

III. THỜI GIAN

- Hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục đảm bảo theo chương trình công tác năm 2024 của tỉnh và huyện Thọ Xuân.

- Tổ chức công bố Nghị quyết HĐND tỉnh về đặt tên các tuyến đường, phố, đồng thời tuyên truyền để Nhân dân biết về các đường. phố: sau khi được HĐND quyết nghị.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án đặt tên đường, phố được lấy từ nguồn ngân sách huyện và nguồn huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Văn hóa - Thông tin

- cơ quan thường trực tham mưu giúp Ban xây dựng đề án xây dựng kế hoạch; ban hành các văn bản liên quan về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng.

- Phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường cần đặt tên đường, phố; lựa chọn tên tại Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng được HĐND tỉnh ban hành, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng tuyến đường, phố.

- Đăng tải Đề án đặt tên đường, phố trên trang thông tin điện tử của huyện. Tổng hợp ý kiến các tổ chức Đảng, Thường trực HĐND, MTTQ, Nhân dân thị trấn về Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; tổng hợp kết quả, hoàn thiện hồ sơ Đề án gửi Hội đồng tư vấn tỉnh.

- Tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Lễ gắn biển tên các đường, phố được đặt tên.

- Hàng năm tham mưu giúp UBND huyện sưu tầm nghiên cứu, cung cấp tư liệu về các nhân vật, sự kiện, địa danh để bổ sung vào Ngân hàng dữ liệu tên đường phố và công trình công cộng trình HĐND tỉnh xem xét.

2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện

Tuyên truyền, giới thiệu vị trí, làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố để Nhân dân hiểu sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa tên các đường, phố.

3. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

- Phối hợp với đơn vị tư vấn, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các thị trấn và các ngành có liên quan tham gia khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ tuyến đường cần đặt tên.

- Hằng năm phối hợp với UBND các thị trấn thường xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công trình công cộng xây mới trong quá trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị báo cáo UBND huyện.

- Cung cấp các tài liệu, số liệu, các đồ án, đề án trong phạm vi nghiên cứu và các văn bản chủ trương có liên quan cho đơn vị tư vấn. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và cung cấp các tài liệu số liệu có liên quan cho đơn vị tư vấn. Tham dự hội nghị tham vấn, thẩm định với các ngành, các cấp và các bên liên quan trước khi trình duyệt.Tham gia ý kiến về nội dung đề án.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Tham mưu đảm bảo kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

5. Ủy ban nhân dân thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong việc khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập danh mục các tuyến đường, lập bản đồ các tuyến đường cần đặt tên đường (chiều dài, chiều rộng, điểm đầu, điểm cuối); tổ chức lấy ý kiến cán bộ, Nhân dân thị trấn về Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Phổ biến quần chúng Nhân dân và các cơ quan trên địa bàn thị trấn nơi có tuyến đường, phố được đặt tên. Thường xuyên cập nhật các tuyến đường, phố và công trình công cộng xây mới để gửi văn bản đề xuất việc đặt mới tên đường, phố đến Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.

6. Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp huyện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân, nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn tài sản nhà nước nói chung và biển gắn tên đường nói riêng sau khi được lắp dựng, nâng cao nếp sống văn minh đô thị.

7. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn

- Phối hợp với Ban xây dựng Đề án, các phòng ban chức năng, các cơ quan chuyên ngành có liên quan, thu thập số liệu, tài liệu, theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ Đề án đảm bảo đúng quy định và tiến độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đường nội thị ngày một khang trang với nhiều khu nhà được xây mới, nhất là các tuyến giao thông trục chính quan trọng nối thị trấn với các vùng phát triển kinh tế trong tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân giao thương phát triển KTXH, đồng thời góp phần để thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, du lịch, thúc đẩy nhanh, mạnh quá trình phát triển kinh tế của các thị trấn. Tuy nhiên, trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng còn nhiều đường, phố chưa được đặt tên, chủ yếu là ở khu vực ở các xã Hạnh Phúc, Xuân Lam, Xuân Thắng cũ và các phố trong khu đô thị mới. Các đường, phố chưa được đặt tên, người dân vẫn gọi tên theo của phố, thôn hoặc đường, phố theo các mặt bằng quy hoạch mà chưa được đặt tên một cách khoa học và được cấp thẩm quyền cho phép điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý hành chính, giao dịch, tìm kiếm địa chỉ của người dân. Các đường, phố trên địa bàn thị trấn thì người dân vẫn gọi tên đường, tên phố theo tên khu phố, thôn, theo các mặt bằng quy hoạch hoặc tên Quốc lộ, Tỉnh lộ.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, địa chỉ, phục vụ cho việc giao dịch, giao lưu, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị. Đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của Nhân dân về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu. Đặc biệt, là sự ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của các danh nhân đối với quá trình hình và phát triển của huyện Thọ Xuân. Vì vậy, việc lập Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển của đô thị, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

II. KIẾN NGHỊ

Để việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa sớm được triển khai thực hiện, phục vụ giao dịch, quản lý hành chính, kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Sở Văn hóa, TT&DL (b/c);

- HĐTV đặt tên đường, phố tỉnh (b/c);

- TTr. Huyện ủy, TTr HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;

- Ban XD Đề án;

- Lưu: VT, VHTT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Hoàng Văn Đồng


 

 

 

thủ tục hành chính