Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

Tóm tắt nội dung nghị định 38/2023/NĐ-CP

Ngày 26/05/2024 00:00:00

1.1. Thuộc tính Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định mang số hiệu 38/2023/NĐ-CP, được ban hành bởi Chính phủ và ký bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 Và Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Kể từ ngày ban hành, tức ngày 24/06/2023 Nghị định bắt đầu phát sinh hiệu lực, theo đó các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

 

1.2. Đặc điểm, phạm vi Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định 38/2023/NĐ-CP là một loại văn bản pháp lý được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Chính phủ dùng để điều chỉnh và hướng dẫn việc thực hiện các luật và quy định. 

- Nghị định có giá trị pháp lý và có hiệu lực ngay sau khi được ban hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Nghị định cần được thông qua hoặc xác nhận bởi các cơ quan khác để trở thành luật.

- Nghị định 38/2023/NĐ-CP do Chính ph, thông qua việc sử dụng Nghị định, các cơ quan nhà nước có khả năng áp dụng và điều chỉnh các chính sách và biện pháp theo ý muốn.

- Nghị đình sẽ chứa các điều khoản chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản pháp luật có liên quan.

Phạm vi áp dụng của Nghị định là trên lãnh thổ Việt Nam trong phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP  Sau khi hết hiệu lực, Nghị đình này có thể được gia hạn hoặc rút lại tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa Nghị đình và luật khác, luật sẽ được ưu tiên áp dụng.

 

1.3. Tải Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Tải Nghị định 38/2023/NĐ-CP tại đây:

 

2. Nội dung Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định ban hành bao gồm 3 điều và kèm theo phụ lục cụ thể:

- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 3;  Điều 5;  Điều 6; Điều 7; Điều 9; khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 34; Điều 36; Điều 38; khoản 2 Điều 39; Điều 40; 

Trong đó, nội dung nổi bật của Nghị định đó là sửa đổi, bổ sung quy định về lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình, cụ thể như sau:

- Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Căn cứ lập kế hoạch:

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; thông báo của chủ chương trình về mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Hướng dẫn xây dựng nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

- Nội dung kế hoạch của địa phương:

+ Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

+ Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

+ Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có). Tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định: Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù; danh mục dự án đầu tư ưu tiên (nếu có)).

+ Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.

- Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp:

+  Đối với giai đoạn 2021 - 2025, căn cứ thông báo số kiểm tra vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm 2024, năm 2025 từng chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Tài chính, chủ chương trình xây dựng phương án phân bổ và thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2024 - 2025 từng chương trình cho các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Các quy định về tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù đã được ban hành theo quy định tại Điều 13; nội dung, hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết ban hành theo quy định tại Điều 21; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất ban hành theo quy định tại Điều 22; quy trình, thủ tục, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ ban hành theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được tiếp tục áp dụng trong giai đoạn 2021 - 2025.

Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng các cơ chế (bao gồm, cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; nội dung, hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết; dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; dự án, đề án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) theo quy định tại Điều 1 Nghị định này được quyết định sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đã được ban hành trước thời điểm hiệu lực của Nghị định.

- Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

- Phụ lục: 

+ Mẫu số 01 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ

+ Mẫu số 02 GIẤY ĐỀ NGHỊ

+ Mẫu số 03 BẢNG KÊ DANH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ VỀ ……… (1*) CỦA ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

+ Mẫu số 04 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Về việc hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

+ Mẫu số 05 TÊN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT

+ Mẫu số 06 BẢN THỎA THUẬN VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ TRÌ LIÊN KẾT 

Như vậy, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP nhưng không làm mất đi hiệu lực của Nghị định 27. Những nội dung trên là nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật của Nghị định 38, nếu cần biết thêm thông tin có thể tại Nghị định nêu tại mục 1.3 trong bài viết.

 

3. Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật nào?

Nghị định 38/2023/NĐ-CP ban hành nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nghị định này quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm;  huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia. Với phạm vi điều chỉnh nêu trên, Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

  

Tóm tắt nội dung nghị định 38/2023/NĐ-CP

Đăng lúc: 26/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

1.1. Thuộc tính Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định mang số hiệu 38/2023/NĐ-CP, được ban hành bởi Chính phủ và ký bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 Và Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Kể từ ngày ban hành, tức ngày 24/06/2023 Nghị định bắt đầu phát sinh hiệu lực, theo đó các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

 

1.2. Đặc điểm, phạm vi Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định 38/2023/NĐ-CP là một loại văn bản pháp lý được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Chính phủ dùng để điều chỉnh và hướng dẫn việc thực hiện các luật và quy định. 

- Nghị định có giá trị pháp lý và có hiệu lực ngay sau khi được ban hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Nghị định cần được thông qua hoặc xác nhận bởi các cơ quan khác để trở thành luật.

- Nghị định 38/2023/NĐ-CP do Chính ph, thông qua việc sử dụng Nghị định, các cơ quan nhà nước có khả năng áp dụng và điều chỉnh các chính sách và biện pháp theo ý muốn.

- Nghị đình sẽ chứa các điều khoản chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản pháp luật có liên quan.

Phạm vi áp dụng của Nghị định là trên lãnh thổ Việt Nam trong phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP  Sau khi hết hiệu lực, Nghị đình này có thể được gia hạn hoặc rút lại tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa Nghị đình và luật khác, luật sẽ được ưu tiên áp dụng.

 

1.3. Tải Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Tải Nghị định 38/2023/NĐ-CP tại đây:

 

2. Nội dung Nghị định 38/2023/NĐ-CP

Nghị định ban hành bao gồm 3 điều và kèm theo phụ lục cụ thể:

- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 3;  Điều 5;  Điều 6; Điều 7; Điều 9; khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 34; Điều 36; Điều 38; khoản 2 Điều 39; Điều 40; 

Trong đó, nội dung nổi bật của Nghị định đó là sửa đổi, bổ sung quy định về lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình, cụ thể như sau:

- Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Căn cứ lập kế hoạch:

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; thông báo của chủ chương trình về mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Hướng dẫn xây dựng nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

- Nội dung kế hoạch của địa phương:

+ Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

+ Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

+ Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có). Tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định: Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù; danh mục dự án đầu tư ưu tiên (nếu có)).

+ Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.

- Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp:

+  Đối với giai đoạn 2021 - 2025, căn cứ thông báo số kiểm tra vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm 2024, năm 2025 từng chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Tài chính, chủ chương trình xây dựng phương án phân bổ và thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2024 - 2025 từng chương trình cho các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Các quy định về tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù đã được ban hành theo quy định tại Điều 13; nội dung, hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết ban hành theo quy định tại Điều 21; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất ban hành theo quy định tại Điều 22; quy trình, thủ tục, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ ban hành theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được tiếp tục áp dụng trong giai đoạn 2021 - 2025.

Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng các cơ chế (bao gồm, cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; nội dung, hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết; dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; dự án, đề án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) theo quy định tại Điều 1 Nghị định này được quyết định sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đã được ban hành trước thời điểm hiệu lực của Nghị định.

- Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

- Phụ lục: 

+ Mẫu số 01 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ

+ Mẫu số 02 GIẤY ĐỀ NGHỊ

+ Mẫu số 03 BẢNG KÊ DANH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ VỀ ……… (1*) CỦA ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

+ Mẫu số 04 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Về việc hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

+ Mẫu số 05 TÊN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT

+ Mẫu số 06 BẢN THỎA THUẬN VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ TRÌ LIÊN KẾT 

Như vậy, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP nhưng không làm mất đi hiệu lực của Nghị định 27. Những nội dung trên là nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật của Nghị định 38, nếu cần biết thêm thông tin có thể tại Nghị định nêu tại mục 1.3 trong bài viết.

 

3. Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật nào?

Nghị định 38/2023/NĐ-CP ban hành nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nghị định này quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm;  huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia. Với phạm vi điều chỉnh nêu trên, Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

  

thủ tục hành chính