Xây dựng Đảng về đạo đức theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại, người thầy kính yêu của Đảng, dân tộc và Nhân dân ta đã vĩnh biệt chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là tài sản, bảo vật vô giá của dân tộc ta, Nhân dân ta. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chúng ta là phải dày công nghiên cứu để thấu hiểu, khai thác, tận tâm, tận lực thực hiện ý nghĩa của từng từ, từng câu trong Di chúc của Người và biến khát vọng, hoài bão, niềm tin của Người thành hiện thực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, là một người có khả năng "tiên tri thuộc về những thiên tài” và là một người suốt đời chỉ biết vì nước, vì dân. Bản Di chúc mà Người căn dặn chúng ta và các thế hệ mai sau với hơn 1.000 từ được Bác viết trong khoảng thời gian 4 năm (từ 1965 đến 1969) là sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân; là những lời tiên tri, chỉ dẫn, soi đường cho Đảng ta, dân tộc ta; là tâm nguyện, tình cảm, kỳ vọng của Bác đối với sự trường tồn của Đảng, của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân ta.
Trong Di chúc mà Người đặc biệt quan tâm, dành nhiều thời gian, tâm, trí lực nhất và "trước hết" là "nói về Đảng" (phần "nói về Đảng" chiếm tới 30% số chữ trong bản Di chúc). Nội dung "nói về Đảng" trong Di chúc có 4 đoạn và có 3 nội dung có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhất là đạo đức, dân chủ, đoàn kết. Trong 3 nội dung đó, đạo đức là gốc, có tầm quan trọng trên hết và có tầm ảnh hưởng trọng yếu nhất đến sự trường tồn của Đảng ta.
Toàn văn Di chúc có 43 câu và chỉ có một câu duy nhất, Hồ Chí Minh yêu cầu: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"(1). Đây là câu linh hồn, tinh túy nhất trong 43 câu của Di chúc; có tác dụng chi phối, quyết định mọi thắng lợi của Đảng ta, của Nhân dân ta. Nó có sức mạnh bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trường tồn muôn năm.
Từ năm 1925, trong “Đường Kách mệnh” - tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dành chương đầu tiên để viết về "Tư cách một người kách mệnh", sau đó mới viết về lý luận và đường lối cách mạng. Đến năm 1947, khi viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và cho đến khi vĩnh biệt chúng ta, trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của mình, Người thường dùng các khái niệm "Tư cách", "Nhân cách", ‘"Đạo đức”, "Đạo đức cách mạng" để chỉ, nhấn mạnh người đảng viên của Đảng cần phải có, phải thấm nhuần đạo đức, đạo đức cách mạng.
Theo Người, người đảng viên của Đảng có đạo đức cách mạng là người "đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết". Người nhấn mạnh: "Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính đảng”; tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; "hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân"; "tuyệt đối chấp hành hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng"(2), pháp luật của Nhà nước; giữ rất nghiêm "nguyên tắc"; "thấy khuyết điểm có gan sửa chữa" "để tiến bộ"; "gặp việc phải có gan làm", "cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng"; "có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng"; nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người... và đặc biệt là "thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đó là những đảng viên chân chính, "anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau" được "dân tin, dân phục, dân yêu", dân gửi trọn niềm tin, kỳ vọng và đó là những người làm cho kẻ thù khiếp sợ, thất bại.
Và theo Người, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân. Đó là những đảng viên "mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết"; không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”; "ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa"; "tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành"; "tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền"; "xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh"; "không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ"; "mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân"(3); "không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật", "làm theo ý mình"... "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm"(4) và do nó "mà phạm nhiều sai lầm". Đó là những đảng viên biến chất, vô liêm sỉ, không còn xứng đáng là đảng viên.
Trong quá khứ và hiện nay, trong Đảng ta có một số đảng viên, thậm chí có đảng viên giữ trọng trách cao trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước đã bị chủ nghĩa cá nhân mê hoặc; bị đồng tiền, vật chất cám dỗ; bị tham vọng quyền lực cuốn hút; bị các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc... nên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm đường lối, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đã bán rẻ linh hồn của mình cho kẻ thù. Những đảng viên đó đã bị kỷ luật hoặc bị kết án phạt tù. Biểu hiệu suy thoái, biến chất trên của "một bộ phận không nhỏ" đảng viên đã "làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ"(5).
Vì những lẽ và thực tế trên, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần tập trung quyết liệt hơn nữa việc xây dựng Đảng về đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: "... Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xác định: "Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức"(9) chính là việc thể hiện quyết tâm chính trị thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
"Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Vì sao chỉ trong một câu trên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải sử dụng từ "thật sự" đến hai lần? bởi theo Người, "Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng"(10). "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(11). Và đảng viên của Đảng "có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh, tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn"(12). Người còn nhấn mạnh thêm, "Đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"(13); là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; là ham học, ham làm, ham tiến bộ. "Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân"(14); "quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"(15).
Từ đây, chúng ta có thể đúc rút những giá trị tiêu biểu của đạo đức cách mạng theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước hết, cần khẳng định những người có "đạo đức đều là người cao thượng"
Mỗi người vốn sinh ra có thể chất và tinh thần (trí tuệ) không giống nhau. Mỗi người là một cá thể riêng biệt và độc lập. Nhưng họ có đạo đức giống nhau và đều là những người cao thượng. Đối với một người bình thường, Đức là gốc - là nguyên khí nên người có đức sẽ có trí, có tài (làm được một số việc và có đóng góp nhất định cho gia đình và xã hội). Bởi vì, người thật sự có đạo đức thì họ luôn cố gắng, chí thủ, vượt lên chính mình trong học tập, lao động, cuộc sống và trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt, xuất sắc trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và đất nước. Và họ là những người bao giờ, lúc nào cũng tận tâm, tận lực, tận tình với tinh thần làm việc “mình vì mọi người”, vì cộng đồng và vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng"(16).
Thứ hai, đạo đức là tài sản vô giá của mỗi người, mỗi đảng viên
Chúng ta đều biết, phần đông người ta thường quan tâm tài sản - lợi ích vật chất nhiều hơn và số người quan tâm đến tài sản - lợi ích tinh thần ít hơn (trong đó, có tài sản đạo đức). Điều này là dễ hiểu và là bình thường vì con người sống trước hết là phải nhờ, dựa vào tài sản vật chất nhưng tuổi thọ của mỗi người không hoàn toàn dựa vào tài sản vật chất mà còn phải dựa vào tài sản tinh thần (trước hết là tài sản đạo đức). Tài sản vật chất thì có thể trao đổi, mua bán, cho, tặng, biếu... Còn tài sản đạo đức thì không thể thực hiện các hình thức giao dịch như tài sản vật chất. Nó là tài sản duy nhất chỉ có một chủ sở hữu và không thể thực hiện chuyển giao cho người khác được. Đạo đức luôn ở bên cạnh bạn, trung thành tuyệt đối với bạn, bảo vệ bạn trong mọi hoàn cảnh và ngay cả khi bạn bị kết án phạt tù, nó cũng trung thành đứng lên bênh vực, minh oan, giúp bạn sớm được trả lại sự trong sạch cho bạn (vì bạn là người có đạo đức, bạn không có làm việc gì sai trái - không vi phạm pháp luật). Và ngược lại, dù bạn có nhiều tài sản vật chất nhưng khi bạn vi phạm pháp luật bị kết án phạt tù thì nó ngoảnh mặt, làm ngơ, xa lạ với bạn và nó nói rằng bạn là người đã vi phạm pháp luật - phải chấp hành án phạt tù (vì bạn không có đạo đức - đã vi phạm pháp luật). Chính vì vậy, có thể nói đạo đức thật sự là tài sản vô giá của mỗi người, mỗi đảng viên do mình dũng cảm tu dưỡng, "rèn luyện bền bỉ hằng ngày" làm theo cái chân, cái thiện, cái mỹ; tích góp, chắt chiu từ việc làm đúng, tốt đẹp nhỏ nhất hằng ngày mới trở nên giàu có được và sự giàu có về đạo đức là khan hiếm.
Thứ ba, đạo đức là sức mạnh của mỗi người, mỗi đảng viên
Người có chức vụ cao, đứng đầu một địa phương, một ngành hay cao hơn thế mà không có đạo đức thì nhân dân không có niềm tin, không thể lãnh đạo được nhân dân và điều chắc chắn là địa vị, quyền lực của người ấy sẽ bị lung lay, khó bền vững và không sớm thì muộn sẽ bị tước địa vị, quyền lực. Từ cổ chí kim và thực tế đã cho nhiều minh chứng sinh động. Trong thời gian gần đây có nhiều đảng viên giữ chức vụ cao đã bị kỷ luật hoặc bị kết án phạt tù. Thực tế này cho thấy sức mạnh đạo đức sẽ thắng sức mạnh quyền lực (không có đạo đức). "Đạo đức bao giờ cũng thắng uy vũ" (Hàn Tín). Vì vậy, mỗi người và hơn ai hết, mỗi đảng viên chúng ta phải cố gắng rèn luyện để mình trở thành người có đạo đức để có sức mạnh tự mình bảo vệ mình, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân. Hãy là người cậy đạo đức hơn là cậy chức vụ, quyền lực của mình. "Họ cậy tước của họ, ta cậy đức của ta. Ta có gì thua kém họ?" (Mạnh Tử).
Thứ tư, đạo đức là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người, mỗi đảng viên
Chúng ta muốn hạnh phúc suốt đời thì hãy là một người đạo đức. Muốn trở thành người đạo đức thì mỗi người, mỗi đảng viên hãy bắt đầu làm đúng, làm tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình, cơ quan và đất nước; quan tâm làm tốt những việc nhỏ nhất (thuộc trách nhiệm hay không phải trách nhiệm của mình khi có thể làm được) và xem nó như một nấc thang của một cầu thang, như một viên gạch của một ngôi nhà. Và từ nền tảng đó mà bạn bước, leo lên cao hơn, xây dựng ngôi nhà tiếp và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện lâu đài đạo đức của mình. Điều quan trọng hơn rất nhiều là bạn nên phấn đấu sống vì người khác một cách chân thành khi có điều kiện về sức khỏe, tri thức, tiền bạc, vật chất... Anh-xtanh là một trong 10 nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất của mọi thời đại từng nhấn mạnh: "Cuộc đời sẽ chẳng đáng sống, trừ khi ta sống vì những người khác."; "Chỉ có cuộc sống vì người khác mới có giá trị". Và "kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được. Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác" (Khuyết danh).
Thứ năm, đạo đức là gốc của mọi gốc và là gốc của mọi thành công, mọi thắng lợi
Đạo đức là gốc của trung thành, dân chủ, đoàn kết; là gốc của chính trị, tư tưởng, tổ chức; là gốc của kỷ cương, kỷ luật, bản lĩnh, bản lĩnh chính trị; là gốc của vĩ nhân, thiên tài... Đạo đức là gốc của đảng cầm quyền. Đặc biệt là đối với Đảng ta, một đảng chân chính, cách mạng và một đảng mà “ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác” (Hồ Chí Minh).
Đạo đức là gốc và là giải pháp gốc của công tác xây dựng Đảng.
Chính tầm quan trọng hết sức đặc biệt của đạo đức cách mạng đến sự tồn vong của Đảng, Đảng ta cần phải tập trung quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm chính trị cao hơn nữa để lãnh đạo, giáo dục đảng viên trong toàn Đảng luôn luôn có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức và tự giác thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng "bền bỉ hằng ngày" như mỗi ngày phải "rửa mặt", phải uống, phải ăn để: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Muốn đạt được mục tiêu nêu trên, các tổ chức đảng phải thường xuyên, kiên quyết, dũng cảm góp ý, phê bình, kiểm điểm... đối với những đảng viên có lời nói, việc làm trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dù lời nói hay việc làm đó có ảnh hưởng nhỏ nhất đến nhân cách của bản thân và uy tín Đảng.
Nếu "mỗi đảng viên và cán bộ" của Đảng "thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" thì "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và Đảng ta sẽ được "dân tin, dân phục, dân yêu", dân hết lòng ủng hộ, dân đùm bọc và dân sẵn sàng tự nguyện làm theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Và như thế, Đảng ta có sức mạnh vô địch để lãnh đạo cách mạng nước ta, Nhân dân ta "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh"(17), đưa đất nước ta "trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh", "sánh vai các cường quốc năm châu" và nhân dân ta đầy hạnh phúc. Và như thế, Đảng ta sẽ trường tồn mãi với Nhân dân ta, dân tộc ta và non sông, đất nước ta.
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.12, tr. 510
(2) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 62
(3) Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2007, tr.55
(4) X.Y.Z: Sửa đổi lề lối làm việc, Ban Tuyên huấn Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (tái bản) 1975, tr. 34
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTrung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr. 23
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H.1991,tr. 21
(7), (8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, tr. 89, 56
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr. 47 (hoặc tr. 202)
(10), (11), (12), (13), (14) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 69, 23, 51, 14, 69
(15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t. 5, tr. 552
(16) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 10
(17) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t. 12, tr. 512
Theo Tạp chí xây dựng Đảng
Tin cùng chuyên mục
-
BTV HUYỆN ỦY THỌ XUÂN TẬP TRUNG, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ 3/2024
09/10/2024 00:00:00 -
HUYỆN ỦY THỌ XUÂN: HỘI NGHỊ TIỂU BAN NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXVIII, NHIỆM KỲ 2025-2030
30/09/2024 00:00:00 -
HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN THẢO LUẬN CHO Ý KIẾN MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC THẨM QUYỀN
27/09/2024 00:00:00 -
Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Thọ Xuân tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị;
26/09/2024 00:00:00
Xây dựng Đảng về đạo đức theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại, người thầy kính yêu của Đảng, dân tộc và Nhân dân ta đã vĩnh biệt chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là tài sản, bảo vật vô giá của dân tộc ta, Nhân dân ta. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chúng ta là phải dày công nghiên cứu để thấu hiểu, khai thác, tận tâm, tận lực thực hiện ý nghĩa của từng từ, từng câu trong Di chúc của Người và biến khát vọng, hoài bão, niềm tin của Người thành hiện thực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, là một người có khả năng "tiên tri thuộc về những thiên tài” và là một người suốt đời chỉ biết vì nước, vì dân. Bản Di chúc mà Người căn dặn chúng ta và các thế hệ mai sau với hơn 1.000 từ được Bác viết trong khoảng thời gian 4 năm (từ 1965 đến 1969) là sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân; là những lời tiên tri, chỉ dẫn, soi đường cho Đảng ta, dân tộc ta; là tâm nguyện, tình cảm, kỳ vọng của Bác đối với sự trường tồn của Đảng, của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân ta.
Trong Di chúc mà Người đặc biệt quan tâm, dành nhiều thời gian, tâm, trí lực nhất và "trước hết" là "nói về Đảng" (phần "nói về Đảng" chiếm tới 30% số chữ trong bản Di chúc). Nội dung "nói về Đảng" trong Di chúc có 4 đoạn và có 3 nội dung có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhất là đạo đức, dân chủ, đoàn kết. Trong 3 nội dung đó, đạo đức là gốc, có tầm quan trọng trên hết và có tầm ảnh hưởng trọng yếu nhất đến sự trường tồn của Đảng ta.
Toàn văn Di chúc có 43 câu và chỉ có một câu duy nhất, Hồ Chí Minh yêu cầu: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"(1). Đây là câu linh hồn, tinh túy nhất trong 43 câu của Di chúc; có tác dụng chi phối, quyết định mọi thắng lợi của Đảng ta, của Nhân dân ta. Nó có sức mạnh bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trường tồn muôn năm.
Từ năm 1925, trong “Đường Kách mệnh” - tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dành chương đầu tiên để viết về "Tư cách một người kách mệnh", sau đó mới viết về lý luận và đường lối cách mạng. Đến năm 1947, khi viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và cho đến khi vĩnh biệt chúng ta, trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của mình, Người thường dùng các khái niệm "Tư cách", "Nhân cách", ‘"Đạo đức”, "Đạo đức cách mạng" để chỉ, nhấn mạnh người đảng viên của Đảng cần phải có, phải thấm nhuần đạo đức, đạo đức cách mạng.
Theo Người, người đảng viên của Đảng có đạo đức cách mạng là người "đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết". Người nhấn mạnh: "Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính đảng”; tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; "hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân"; "tuyệt đối chấp hành hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng"(2), pháp luật của Nhà nước; giữ rất nghiêm "nguyên tắc"; "thấy khuyết điểm có gan sửa chữa" "để tiến bộ"; "gặp việc phải có gan làm", "cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng"; "có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng"; nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người... và đặc biệt là "thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đó là những đảng viên chân chính, "anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau" được "dân tin, dân phục, dân yêu", dân gửi trọn niềm tin, kỳ vọng và đó là những người làm cho kẻ thù khiếp sợ, thất bại.
Và theo Người, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân. Đó là những đảng viên "mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết"; không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”; "ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa"; "tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành"; "tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền"; "xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh"; "không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ"; "mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân"(3); "không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật", "làm theo ý mình"... "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm"(4) và do nó "mà phạm nhiều sai lầm". Đó là những đảng viên biến chất, vô liêm sỉ, không còn xứng đáng là đảng viên.
Trong quá khứ và hiện nay, trong Đảng ta có một số đảng viên, thậm chí có đảng viên giữ trọng trách cao trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước đã bị chủ nghĩa cá nhân mê hoặc; bị đồng tiền, vật chất cám dỗ; bị tham vọng quyền lực cuốn hút; bị các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc... nên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm đường lối, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đã bán rẻ linh hồn của mình cho kẻ thù. Những đảng viên đó đã bị kỷ luật hoặc bị kết án phạt tù. Biểu hiệu suy thoái, biến chất trên của "một bộ phận không nhỏ" đảng viên đã "làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ"(5).
Vì những lẽ và thực tế trên, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần tập trung quyết liệt hơn nữa việc xây dựng Đảng về đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: "... Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xác định: "Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức"(9) chính là việc thể hiện quyết tâm chính trị thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
"Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Vì sao chỉ trong một câu trên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải sử dụng từ "thật sự" đến hai lần? bởi theo Người, "Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng"(10). "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(11). Và đảng viên của Đảng "có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh, tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn"(12). Người còn nhấn mạnh thêm, "Đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"(13); là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; là ham học, ham làm, ham tiến bộ. "Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân"(14); "quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"(15).
Từ đây, chúng ta có thể đúc rút những giá trị tiêu biểu của đạo đức cách mạng theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước hết, cần khẳng định những người có "đạo đức đều là người cao thượng"
Mỗi người vốn sinh ra có thể chất và tinh thần (trí tuệ) không giống nhau. Mỗi người là một cá thể riêng biệt và độc lập. Nhưng họ có đạo đức giống nhau và đều là những người cao thượng. Đối với một người bình thường, Đức là gốc - là nguyên khí nên người có đức sẽ có trí, có tài (làm được một số việc và có đóng góp nhất định cho gia đình và xã hội). Bởi vì, người thật sự có đạo đức thì họ luôn cố gắng, chí thủ, vượt lên chính mình trong học tập, lao động, cuộc sống và trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt, xuất sắc trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và đất nước. Và họ là những người bao giờ, lúc nào cũng tận tâm, tận lực, tận tình với tinh thần làm việc “mình vì mọi người”, vì cộng đồng và vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng"(16).
Thứ hai, đạo đức là tài sản vô giá của mỗi người, mỗi đảng viên
Chúng ta đều biết, phần đông người ta thường quan tâm tài sản - lợi ích vật chất nhiều hơn và số người quan tâm đến tài sản - lợi ích tinh thần ít hơn (trong đó, có tài sản đạo đức). Điều này là dễ hiểu và là bình thường vì con người sống trước hết là phải nhờ, dựa vào tài sản vật chất nhưng tuổi thọ của mỗi người không hoàn toàn dựa vào tài sản vật chất mà còn phải dựa vào tài sản tinh thần (trước hết là tài sản đạo đức). Tài sản vật chất thì có thể trao đổi, mua bán, cho, tặng, biếu... Còn tài sản đạo đức thì không thể thực hiện các hình thức giao dịch như tài sản vật chất. Nó là tài sản duy nhất chỉ có một chủ sở hữu và không thể thực hiện chuyển giao cho người khác được. Đạo đức luôn ở bên cạnh bạn, trung thành tuyệt đối với bạn, bảo vệ bạn trong mọi hoàn cảnh và ngay cả khi bạn bị kết án phạt tù, nó cũng trung thành đứng lên bênh vực, minh oan, giúp bạn sớm được trả lại sự trong sạch cho bạn (vì bạn là người có đạo đức, bạn không có làm việc gì sai trái - không vi phạm pháp luật). Và ngược lại, dù bạn có nhiều tài sản vật chất nhưng khi bạn vi phạm pháp luật bị kết án phạt tù thì nó ngoảnh mặt, làm ngơ, xa lạ với bạn và nó nói rằng bạn là người đã vi phạm pháp luật - phải chấp hành án phạt tù (vì bạn không có đạo đức - đã vi phạm pháp luật). Chính vì vậy, có thể nói đạo đức thật sự là tài sản vô giá của mỗi người, mỗi đảng viên do mình dũng cảm tu dưỡng, "rèn luyện bền bỉ hằng ngày" làm theo cái chân, cái thiện, cái mỹ; tích góp, chắt chiu từ việc làm đúng, tốt đẹp nhỏ nhất hằng ngày mới trở nên giàu có được và sự giàu có về đạo đức là khan hiếm.
Thứ ba, đạo đức là sức mạnh của mỗi người, mỗi đảng viên
Người có chức vụ cao, đứng đầu một địa phương, một ngành hay cao hơn thế mà không có đạo đức thì nhân dân không có niềm tin, không thể lãnh đạo được nhân dân và điều chắc chắn là địa vị, quyền lực của người ấy sẽ bị lung lay, khó bền vững và không sớm thì muộn sẽ bị tước địa vị, quyền lực. Từ cổ chí kim và thực tế đã cho nhiều minh chứng sinh động. Trong thời gian gần đây có nhiều đảng viên giữ chức vụ cao đã bị kỷ luật hoặc bị kết án phạt tù. Thực tế này cho thấy sức mạnh đạo đức sẽ thắng sức mạnh quyền lực (không có đạo đức). "Đạo đức bao giờ cũng thắng uy vũ" (Hàn Tín). Vì vậy, mỗi người và hơn ai hết, mỗi đảng viên chúng ta phải cố gắng rèn luyện để mình trở thành người có đạo đức để có sức mạnh tự mình bảo vệ mình, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân. Hãy là người cậy đạo đức hơn là cậy chức vụ, quyền lực của mình. "Họ cậy tước của họ, ta cậy đức của ta. Ta có gì thua kém họ?" (Mạnh Tử).
Thứ tư, đạo đức là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người, mỗi đảng viên
Chúng ta muốn hạnh phúc suốt đời thì hãy là một người đạo đức. Muốn trở thành người đạo đức thì mỗi người, mỗi đảng viên hãy bắt đầu làm đúng, làm tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình, cơ quan và đất nước; quan tâm làm tốt những việc nhỏ nhất (thuộc trách nhiệm hay không phải trách nhiệm của mình khi có thể làm được) và xem nó như một nấc thang của một cầu thang, như một viên gạch của một ngôi nhà. Và từ nền tảng đó mà bạn bước, leo lên cao hơn, xây dựng ngôi nhà tiếp và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện lâu đài đạo đức của mình. Điều quan trọng hơn rất nhiều là bạn nên phấn đấu sống vì người khác một cách chân thành khi có điều kiện về sức khỏe, tri thức, tiền bạc, vật chất... Anh-xtanh là một trong 10 nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất của mọi thời đại từng nhấn mạnh: "Cuộc đời sẽ chẳng đáng sống, trừ khi ta sống vì những người khác."; "Chỉ có cuộc sống vì người khác mới có giá trị". Và "kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được. Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác" (Khuyết danh).
Thứ năm, đạo đức là gốc của mọi gốc và là gốc của mọi thành công, mọi thắng lợi
Đạo đức là gốc của trung thành, dân chủ, đoàn kết; là gốc của chính trị, tư tưởng, tổ chức; là gốc của kỷ cương, kỷ luật, bản lĩnh, bản lĩnh chính trị; là gốc của vĩ nhân, thiên tài... Đạo đức là gốc của đảng cầm quyền. Đặc biệt là đối với Đảng ta, một đảng chân chính, cách mạng và một đảng mà “ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác” (Hồ Chí Minh).
Đạo đức là gốc và là giải pháp gốc của công tác xây dựng Đảng.
Chính tầm quan trọng hết sức đặc biệt của đạo đức cách mạng đến sự tồn vong của Đảng, Đảng ta cần phải tập trung quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm chính trị cao hơn nữa để lãnh đạo, giáo dục đảng viên trong toàn Đảng luôn luôn có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức và tự giác thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng "bền bỉ hằng ngày" như mỗi ngày phải "rửa mặt", phải uống, phải ăn để: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Muốn đạt được mục tiêu nêu trên, các tổ chức đảng phải thường xuyên, kiên quyết, dũng cảm góp ý, phê bình, kiểm điểm... đối với những đảng viên có lời nói, việc làm trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dù lời nói hay việc làm đó có ảnh hưởng nhỏ nhất đến nhân cách của bản thân và uy tín Đảng.
Nếu "mỗi đảng viên và cán bộ" của Đảng "thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" thì "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và Đảng ta sẽ được "dân tin, dân phục, dân yêu", dân hết lòng ủng hộ, dân đùm bọc và dân sẵn sàng tự nguyện làm theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Và như thế, Đảng ta có sức mạnh vô địch để lãnh đạo cách mạng nước ta, Nhân dân ta "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh"(17), đưa đất nước ta "trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh", "sánh vai các cường quốc năm châu" và nhân dân ta đầy hạnh phúc. Và như thế, Đảng ta sẽ trường tồn mãi với Nhân dân ta, dân tộc ta và non sông, đất nước ta.
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.12, tr. 510
(2) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 62
(3) Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2007, tr.55
(4) X.Y.Z: Sửa đổi lề lối làm việc, Ban Tuyên huấn Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (tái bản) 1975, tr. 34
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTrung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr. 23
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H.1991,tr. 21
(7), (8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, tr. 89, 56
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr. 47 (hoặc tr. 202)
(10), (11), (12), (13), (14) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 69, 23, 51, 14, 69
(15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t. 5, tr. 552
(16) Ban Tuyên giáo Trung ương: Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2012, tr. 10
(17) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t. 12, tr. 512
Theo Tạp chí xây dựng Đảng