Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
93384

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày 16/06/2023 17:38:33

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2018)

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm. 

An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

- Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. 

- Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến. 

Luật an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Quy định về an toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;

Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;

Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm. 

 

Các giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội  thì cơ sở kinh doanh và cả người tiêu dùng phải có kiến thức để vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như sau: 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan Nhà nước

Cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý những cơ sở vi phạm .

- Thứ nhất, cơ quan nhà nước cần ban hành luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đến những cơ sở không tuân thủ quy định.

- Thứ hai, cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất. 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nhà sản xuất, cơ sở chế biến

Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. 

Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn. 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính người tiêu dùng

Người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu để biết cách lựa chọn những thực phẩm tươi mới, một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn như: 

Lựa chọn thực phẩm an toàn

- Rau, quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng", "quá xanh đậm". Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

- Thịt tươi:  Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

- Thịt gia cầm: Có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục. Da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp, rổ để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt.

- Thịt thủy sản: có màu sắc tự nhiên, sáng, có độ đàn hồi cao. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản không tươi có độc tố nguy hiểm như: Độc tố Histamin trong cá biển (nhiều nhất trong cá ngừ, cá thu, cá bạc má, cá ngân...). Độc tố Tetrodotoxin trong cá nóc, bạch tuộc và mực đốm xanh nên khi sử dụng phải chọn thủy sản tươi.  

Bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn

- Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. 

- Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu.

- Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. 

- Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. 

- Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. 

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. 

- Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. 

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. 

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

- Bộ Y Tế

- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương

Đây sẽ là 03 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sịnh an toàn thực phẩm. Tuỳ theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng sẽ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của các cơ quan trên. 

Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Có thể nói giữ vệ sinh an toàn thực phẩm chính là vì lợi ích chung

Hiện nay, Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ riêng cho một cá nhân nào đó mà nó chính là vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy, để hiểu được rằng giữ gìn vệ sinh thực phẩm là đảm bảo lợi ích chung của mọi người.

Khi mọi người được cung cấp thực phẩm sạch & đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít đi những người bị bệnh, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.

Giữ vệ sinh thực phẩm sẽ không thể xảy ra và bị hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm độc, tránh gây ngộ độc thức ăn cho bản thân người sử dụng.

Do thực phẩm nếu bị ôi thiu, mất vệ sinh người ăn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như bị nặng và không đi bệnh viện kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. 

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

3. Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

4. Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

5. Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010:

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân. 

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 16/06/2023 17:38:33 (GMT+7)

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2018)

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm. 

An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

- Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. 

- Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến. 

Luật an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Quy định về an toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;

Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;

Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm. 

 

Các giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội  thì cơ sở kinh doanh và cả người tiêu dùng phải có kiến thức để vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như sau: 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan Nhà nước

Cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý những cơ sở vi phạm .

- Thứ nhất, cơ quan nhà nước cần ban hành luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đến những cơ sở không tuân thủ quy định.

- Thứ hai, cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất. 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nhà sản xuất, cơ sở chế biến

Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. 

Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn. 

Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính người tiêu dùng

Người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu để biết cách lựa chọn những thực phẩm tươi mới, một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn như: 

Lựa chọn thực phẩm an toàn

- Rau, quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng", "quá xanh đậm". Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

- Thịt tươi:  Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

- Thịt gia cầm: Có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục. Da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp, rổ để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt.

- Thịt thủy sản: có màu sắc tự nhiên, sáng, có độ đàn hồi cao. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản không tươi có độc tố nguy hiểm như: Độc tố Histamin trong cá biển (nhiều nhất trong cá ngừ, cá thu, cá bạc má, cá ngân...). Độc tố Tetrodotoxin trong cá nóc, bạch tuộc và mực đốm xanh nên khi sử dụng phải chọn thủy sản tươi.  

Bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn

- Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. 

- Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu.

- Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. 

- Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. 

- Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. 

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. 

- Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. 

- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. 

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

- Bộ Y Tế

- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương

Đây sẽ là 03 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sịnh an toàn thực phẩm. Tuỳ theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng sẽ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của các cơ quan trên. 

Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Có thể nói giữ vệ sinh an toàn thực phẩm chính là vì lợi ích chung

Hiện nay, Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ riêng cho một cá nhân nào đó mà nó chính là vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy, để hiểu được rằng giữ gìn vệ sinh thực phẩm là đảm bảo lợi ích chung của mọi người.

Khi mọi người được cung cấp thực phẩm sạch & đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít đi những người bị bệnh, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.

Giữ vệ sinh thực phẩm sẽ không thể xảy ra và bị hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm độc, tránh gây ngộ độc thức ăn cho bản thân người sử dụng.

Do thực phẩm nếu bị ôi thiu, mất vệ sinh người ăn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như bị nặng và không đi bệnh viện kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. 

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

3. Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

4. Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

5. Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010:

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Đài truyền thanh thị trấn Thọ Xuân. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC